Chứng khoán 17-3: Sáng rực rỡ, chiều tuột dốc

Thứ Năm, 17/03/2016 17:02  | Sơn Dương

|

(CAO) Tin FED vẫn giữ nguyên lãi suất USD sau cuộc họp được chờ đợi đêm qua đã mang lại khí thế giúp VN-Index phá trần vào buổi sáng, nhưng đến chiều các blue-chips đồng loạt hạ nhiệt kéo VN-Index về lại mức dưới mốc 580 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch sáng, VN-Index tăng 5,36 điểm lên 582,43 điểm, trên tham chiếu 0,93%. với tổng khối lượng giao dịch đạt 92,24 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.386,16 tỷ đồng. 

Nhiều cổ phiếu tăng giá, nhất là khi các blue-chips mạnh lên đáng kể. VN30-Index tăng cao nhất trong 11 phiên trở lại đây, đạt 0,87%,

Đặc biệt giá dầu bùng nổ đã giúp cổ phiếu dầu khí trở thành nhóm tăng tốt nhất: GAS tăng 5,57% hôm nay nếu tính theo giá tham chiếu mới vào ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức tiền mặt 2.000 đồng. PVD tăng 4,33%, PVS tăng 3,03%, PVB tăng 2,51%, PGS tăng 1,98%, PVC tăng 2,68%.

Tài chính Ngân hàng cũng có đóng góp đang kể: VCB tăng 0,69%, CTG tăng 1,16%, BID tăng 0,56%, STB tăng 0,93%, MBB tăng 0,68%, SHB tăng 1,52%.

Các cổ phiếu khác tăng là VNM tăng 1,46%, BVH tăng 1,87%, VIC tăng 1,35%, HPG tăng 0,33%, HSG tăng 2,01%, HVG tăng 2,56%, SSI tăng 0,9%, FPT tăng 0,82%. 

VN-Index bỗng nhiên rơi nhanh từ giữa phiên chiều nay khi các blue-chips thu hẹp đà tăng - Ảnh: TVSI

Tuy nhiên, đến khoảng 13h45 chiều thì một loạt các cổ phiếu vốn lớn đồng loạt giảm giá như: VNM, VCB, VIC và BVH.

GAS tụt luôn 5 bước giá, chỉ còn tăng 4,45% so với giá tham chiếu mới.

Kết thúc phiên giao dịch, VCB giảm 500 đồng xuống 42.700 đồng/CP. MSN giảm 500 đồng xuống 72.500 đồng/CP. VNM mất 1 bước giá so với phiên sáng, VIC giảm 3 giá, GAS giảm 5 giá, SSI giảm 3 giá, HSG giảm 2 giá, FPT giảm 4 giá, GMD giảm 2 giá, BVH, DPM, CTG, PPC, PVD… giảm 1 giá

VN-Index đóng cửa chỉ đạt 579,26 điểm, tăng 0,38% so với tham chiếu, giảm 0,55% so với phiên sáng.

VCSC research giữ khuyến nghị BÁN dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với giá mục tiêu 8.100 đồng.

Các vấn đề trên bảng cân đối kế toán sẽ cần nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo để giải quyết và khiến dự báo lợi nhuận gặp khó khăn. STB có bảng cân đối kế toán có nhiều vấn đề: số dư trái phiếu VAMC thuộc nhóm cao dẫn đầu so với các ngân hàng khác, lãi phải thu và khoản phải thu tăng mạnh, khoản cho vay khách hàng có thời gian đáo hạn kéo dài tăng cao trong vài năm qua và số dư dự phòng khá thấp. STB sẽ trở nên bận rộn trích lập dự phòng và xóa nợ trong vài năm tới, khiến việc dự báo trong bối cảnh này gần như không thể. VCSC research định giá dựa vào tỷ lệ P/B.

Sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam (PNB) khiến bảng cân đối kế toán và khoản mục lợi nhuận giảm mạnh. Con số nợ xấu chính thức chỉ là một phần của các vấn đề của STB, con số này đã tăng từ 1,2% lên 1,9%, ROE năm 2015 giảm còn 5,1% so với 10,2% năm 2014, dư nợ của khoản vay khách hàng chỉ tăng 8,5% so với mức tăng chung 17,5 của ngành và NIM (tỷ lệ lãi cận biên) năm 2015 giảm còn 3% so với 4,3% năm 2014. Khoản mục có nhiều vấn đề nhất bảng cân đối kế toán là lãi phải thu khi chỉ kết thúc năm 2015 với mức 6,1 lần so với mức trung bình của các ngân hàng VCSC research đang theo dõi.

Giả định ngầm trong phương thức định giá của VCSC research cho rằng STB đã qua giai đoạn khó khăn nhất và diễn biến trong tương lại phù hợp với các ngân hàng khác. “Giai đoạn khó khăn nhất” trong bối cảnh này có nghĩa việc gia tăng tín dụng mới sẽ không tạo ra mức nợ xấu cao bất thường, ngân hàng sẽ tập trung giải quyết các vấn để trong quý khứ hơn là vấn đề mới. Tỷ lệ xóa nợ sẽ là yếu tố chính quyết định STB sẽ cần bao lâu để giải quyết xong gánh nặng nợ xấu.

VCSC research áp dụng tỷ lệ xóa nợ giả định khá lạc quan: Kịch bản lạc quan với tỷ lệ xóa nợ cơ sở 25% so với mức xóa nợ xấu 41% giai đoạn 2009-2015.

Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu riêng lẻ (CAR) là 9,5% vào cuối năm 2015 khiến việc tăng vốn trở nên cấp bách, nhưng giá trị sổ sách trên cơ sở điều chỉnh năm 2015 chỉ đạt 6.257 đồng/CP khiến khả năng trở nên khó khăn. Đây cũng là một là lý do khiến VCSC research không muốn định giá dựa trên dự báo lợi nhuận tương lai khi Ngân hàng gặp khó khăn trong tăng vốn và các trở ngại cho tăng trưởng tín dụng. Với việc STB đã bị tác động mạnh kể từ quý 3/2015, VCSC research đã giảm giả định tăng trưởng khoản vay khách hàng từ 10% (được nêu trong báo cáo ngành ngân hàng tháng 12/2015) xuống còn 8%.

 

 

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang