Hơn 40 năm theo nghề đũa

Thứ Sáu, 26/06/2015 15:14  | Hòa Khánh

|

(CAO) Xuất phát từ làng An Ninh Thượng, Phường Hương Long, TP. Huế, nghề vót đũa được hình thành cách đây hơn 40 năm và cực thịnh trong những năm 60 có hơn 1/3 làng theo nghề đũa nhưng sau đó thì suy giảm dần.

Bà Hồ Thị Thu Trang (Hương Long, TP. Huế) tâm sự: "Từ khi bà còn nhỏ, hồi 12 tuổi kế nghiệp cha mẹ, đến nay bà Trang cùng chồng có 40 năm gắn bó cùng đũa tre bà đã biết vót đũa phụ giúp gia đình, tới nay nghề đã truyền lại cho ba, bốn thế hệ".

"Chiếc đũa tre coi đơn sơ vậy nhưng để vót thành phẩm không dễ chút nào, nhất là làm ra bó đũa tròn đều như nhau chỉ bằng thao tác thủ công. Từ khi mua về, người gia công phải thực hiện hàng chục công đoạn cưa, chẻ, chuốt, tiện… mới thành một đôi đũa", bà Trang cho biết.

Cái nghề tuy khó làm giàu nhưng cũng nuôi sống biết bao gia đình trong làng

Ngoài các công đoạn trên, cần phải có thêm một sự đôi tau tỉ mĩ và khéo léo đôi đũa được làm những lóng tre gần gốc có độ cứng chắc và không cần nhuộm màu mới là loại nhất, giá bán cao.

Số hộ bám nghề đến tận thời điểm này chỉ đếm trên đầu bàn tay, trong đó có vợ chồng Hồ Thị Thu Trang – Nguyễn Văn An.

Tuy công việc nhàn hơn đồng áng nhưng để có đôi đũa thành phẩm cũng vất vả không kém

Là thế hệ thứ 4 nối nghiệp nghề lãm đũa tre, vợ chồng bà Hồ Thị Thu Trang xây được nhà và nuôi 4 đứa con trưởng thành.

“Đó là nghề mưu sinh duy nhất do đời trước truyền lại nên vợ chồng duy trì. Ngày xưa nhà bà đưa đũa ra bán tận Đông Hà, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Bán 400 đôi đũa mới lời được 100 nghìn đồng. Nhiều khi bán hàng không chạy họ phải chuyển sang làm đòn gánh, bán đũa bông… nhưng dựng vợ gả chồng, xây nhà, sắm xe… đều nhờ đôi đũa mà nên”, bà Trang nói chia sẻ.

Hiện hàng ngày bà Trang không bán đũa một chợ mà phải đi qua chợ này chợ khác như: Kim Long, An Cựa, Tây Lộc… Đũa vào dịp bán cao điểm nhất là vào dịp tết.

Những đôi đũa tre truyền thống

Khi hỏi đến truyền nghề cho con cái, ông Nguyễn Văn An nói: “Công việc cực lắm chứ không đơn giản như người ta tưởng, các con tôi không ai làm đũa tre nên hết đời tôi có lẽ “đứt” nghề luôn. Nhưng đó là nói vậy thôi, tui cũng khuyên bảo chúng nên nối nghiệp truyền thống cha ông để lại".

Mỗi năm từ tháng 5 âm lịch đến tết là mùa tiêu thụ đũa mạnh nhất, nhà nào cũng “tăng tốc” để cung ứng sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hộ sản xuất quy mô lớn chủ yếu nhờ số lượng bỏ sỉ cho bạn hàng, hộ sản xuất nhỏ hơn thì đàn ông xung phong chở sản phẩm đi xa bỏ mối. Cứ như vậy, cái nghề tuy khó làm giàu nhưng cũng nuôi sống biết bao gia đình trong làng.

Bình luận (0)

Lên đầu trang