So sánh tương quan lực lượng pháo binh của Hàn Quốc và Triều Tiên

Thứ Năm, 03/09/2015 16:37  | Huy Bân

|

(CAO) Pháo binh là lực lượng mạnh nhất của quân đội Triều Tiên và nó có thể gây nhiều thương vong cho Hàn Quốc nếu chiến tranh nổ ra. Để đối phó với pháo binh thì cách nhanh và hiệu quả nhất vẫn chỉ có thể là đấu pháo.

Chiều dài lãnh thổ của Hàn Quốc và Triều Tiên cũng không quá rộng lớn nên nếu có xảy ra tranh chấp ở biên giới thì việc sử dụng pháo binh cũng dư sức tạo ra những thiệt hại nặng nề cho những vị trí trọng yếu ở cả hai phía.

Uy lực pháo hạng nặng

Rất khó để kiểm chứng Triều Tiên có bao nhiêu khẩu pháo các loại nhưng theo những nguồn tin đáng tin cậy từ phương Tây, thì con số này có thể lên đến hàng ngàn khẩu. Mạnh nhất trong kho pháo binh Triều Tiên là khẩu pháo tự hành được mệnh danh là "quái vật" M1978 Koksan cỡ nòng 170 mm.

Mạnh nhất trong kho pháo binh Triều Tiên là khẩu pháo tự hành M1978 Koksan, được mệnh danh là "quái vật" 

Pháo Koksan do Triều Tiên phát triển, được đặt trên khung gầm xe tăng Type-59 của Trung Quốc. Loại pháo này có tốc độ bắn rất chậm, khoảng một phát trong 5 phút, nhưng có tầm bắn rất xa, lên đến 60 km với đạn pháo tăng tầm. Nếu xung đột xảy ra, số pháo này có thể dội xuống thủ đô Seoul và các khu vực khác của Hàn Quốc 500 viên đạn trong khoảng 5 phút.

Dựa trên M1978 Koksan, cuối những năm 1980 Triều Tiên nâng cấp lên biến thể pháo tự hành M1989 cỡ 170 mm

Dựa trên M1978 Koksan, cuối những năm 1980 Triều Tiên nâng cấp lên biến thể pháo tự hành M1989 cỡ 170 mm. Đây là loại pháo hạng nặng nổi tiếng của nước này, có thể bắn tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc từ phía bắc khu phi quân sự (DMZ) chia ranh giới hai miền Triều Tiên. M1989 dùng khung thân xe bánh xích cải tiến cho phép chứa 12 viên đạn. Hệ thống pháo trang bị pháo cỡ nòng 170 mm đạt tầm bắn 40-60 km.

Loại pháo phản lực uy lực nhất của quân đội Triều Tiên là M1985 cỡ nòng 240 mm có tầm bắn khoảng 43 km trang bị đầu đạn nặng 90 kg.

K55/K55A1 là biến thể sản xuất theo giấy phép tại Hàn Quốc của lựu pháo tự hành M109 do Mỹ chế tạo. Về cơ bản nó hoàn toàn giống so với pháo M109 của Mỹ, chỉ khác về hệ thống điện tử do liên doanh Samsung-Thales sản xuất.

K55/K55A1 là biến thể sản xuất theo giấy phép tại Hàn Quốc của lựu pháo tự hành M109 do Mỹ chế tạo

K55 có tầm bắn 18 km với đạn pháo thông thường, 30 km với đạn pháo tăng tầm, tốc độ bắn 6 viên/phút. K55A1 là biến thể nội địa hóa từ K55. Quân đội Hàn Quốc hiện có khoảng 1.040 khẩu pháo tự hành K55, trong đó khoảng 100 khẩu là phiên bản K55A1.

K-9 Thunder 155 mm là loại pháo tự hành hiện đại nhất quân đội Hàn Quốc, thậm chí vươn ra tầm thế giới. K-9 sử dụng pháo chính 155 mm với nòng dài bằng 52 lần đường kính. 

Quân đội Hàn Quốc có khoảng 600 khẩu pháo tự hành K-9 trong biên chế

K-9 có tầm bắn tiêu chuẩn 30 km, 38-52 km với đạn pháo tăng tầm. Nó có xe tiếp đạn tự động đi kèm có thể tiếp 12 đạn pháo mỗi phút cho phép duy trì hỏa lực liên tục. Quân đội Hàn Quốc có khoảng 600 khẩu pháo tự hành K-9 trong biên chế.

So kè pháo phản lực phóng loạt

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1991 của Triều Tiên được trang bị giàn phóng 22 nòng cỡ 240 mm, bắn những viên đạn nặng 407 kg ở khoảng cách 43 km. Lựu pháo này có tầm bắn tối đa 15 km, tốc độ bắn tối đa 4 viên/phút, kíp vận hành 11 người. Quân đội Hàn Quốc có khoảng 1.000 khẩu M114 đang lưu trữ trong kho để sử dụng khi cần thiết.

Quân đội Hàn Quốc có khoảng 1.000 khẩu M114 đang lưu trữ trong kho

Còn pháo phản lực phóng loạt K136 Kooryoung của Quân đội Hàn Quốc được phát triển và triển khai trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Loại pháo phản lực này ban đầu nhìn có vẻ giống với pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ, loại pháo này có cỡ nòng hoàn toàn khác so với các loại pháo phản lực phóng loạt khác.

K136 Kooryoung gồm 36 ống phóng (nòng pháo) có cỡ nòng 130mm

K136 Kooryoung gồm 36 ống phóng (nòng pháo) có cỡ nòng 130mm và bắn được 2 loại đạn phản lực khác nhau là đạn K30 tiêu chuẩn với tầm bắn tối đa 23km và đạn tăng tầm K33 với tầm bắn tối đa lên đến 36km. Ngoài ra, Quân đội Hàn Quốc đang có kế hoạch bắt đầu trang bị hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 từ năm 2015.

M270 MLRS (Multiple Launch Rocket System) là hệ thống pháo phản lực phóng loạt sử dụng khung gầm xe bánh xích, chính thức đi vào phục vụ trong biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1983.

M270 MLRS  là hệ thống pháo phản lực phóng loạt sử dụng khung gầm xe bánh xích

M270 có kíp chiến đấu 3 người, khung gầm được sửa đổi từ xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley có trọng lượng 24,56 tấn; chiều dài 6,97 m; chiều rộng 2,97 m; chiều cao 2,62 m; mang theo 12 đạn rocket chứa trong 2 container riêng biệt.

Infographic so sánh thực lực quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên:

Infographic Bảo Trâm

Bình luận (0)

Lên đầu trang