Thách thức về an ninh lương thực đòi hỏi các bên cùng chung tay hành động

Thứ Hai, 21/08/2017 10:25  | Anh Duy

|

(CAO) Hôm nay 20-8, tại Cần Thơ đã khai mạc các cuộc của Nhóm công tác APEC về Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) và Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) đã chính thức khai mạc.

Phát biểu tại Nhóm công tác ATCWG, ông Trần Kim Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”.

Cuộc họp của nhóm xoay quanh vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nhiên liệu sinh học bền vững, ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp….

Cuộc họp Nhóm công tác HLPDAB, tập trung trao đổi về các nội dung: Thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công tư nhằm thu hút đầu tư vốn và khoa học công nghệ vào phát triển nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; Vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; và Ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học.

Trong ngày hôm nay, Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng – Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững” bước sang ngày làm việc cuối cùng.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới An ninh lương thực và Tăng trưởng chất lượng

Hội thảo đã bàn về vấn đề Áp dụng cách tiếp cận liên ngành trong việc cung cấp/chia sẻ và sử dụng thông tin khí hậu, không chỉ các dự báo khí tượng mà gồm tất cả các thông tin khí hậu liên quan cho toàn hệ thống sản xuất, chế biến/tiêu thụ có liên quan đến vấn đề lương thực thực phẩm.

Theo đó, các đại biểu cũng nhấn mạnh ầm quan trọng của việc hợp tác và chia sẻ thông tin/kiến thức/kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) giữa các nền kinh tế APEC, để bảo đảm sản xuất lương thực và an ninh lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sự cần thiết phải cải thiện hệ thống dự báo khí hậu cho ngành nông nghiệp, xây dựng, đánh giá các mô hình dự báo/ứng dụng các thông tin thời tiết vào thực tế sản xuất nhằm đưa ra các phương pháp dự báo chính xác cho người nông dân và các doanh nghiệp. Người nông dân và các doanh nghiệp sẽ là chủ sở hữu các thông tin, bao gồm cả các thông tin về tiêu dùng, quản lý và lãng phí lương thực cũng như các số liệu về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

Đồng thời, hội thảo nhận định cần phải tăng cường liên kết giữa nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu với đối tượng sử dụng thông tin để tìm ra cách thức phù hợp trong chuyển giao kiến thức/kết quả nghiên cứu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân.

Trong ngày cũng diễn ra 3 hội thảo khác gồm Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng”, Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với BĐKH và các chính sách liên quan đến An ninh lương thực và Tăng trưởng bền vững”, Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn- đô thị khu vực châu Á- Thái Bình Dương”,

Tại Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực…” xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và đảm bảo an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực, đồng thời đưa ra các giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị.

Sự phát triển của chuỗi giá trị lương thực bền vững có thể mở ra con đường thoát nghèo quan trọng cho hàng triệu hộ nghèo của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC.

Bình luận (0)

Lên đầu trang