(CAO) Nếu so tại thị trường Việt Nam thì có lẽ Facebook chiếm thế áp đảo nhưng khi vươn ra “biển lớn” là người dùng trên toàn thế giới chưa thể biết được ai là kẻ đi trước về sau. Cuộc chiến giữa 2 mạng xã hội hàng đầu hiện nay luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của giới công nghệ mà còn là của từng thành viên.
Lịch sử phát triển
Mark Zuckerberg ra mắt Facebook vào tháng 2-2004 cùng với một người bạn cùng phòng đại học. Ban đầu, nó chỉ dành cho sinh viên ở Harvard, nhưng sau đó đã mở rộng cho sinh viên các trường đại học khác tại khu vực: Boston, Ivy League và Đại học Standford.
Tiếp theo là mở rộng hơn cho sinh viên các trường khác và sau đó là các cấp học thấp hơn. Thời điểm 9-2006, nó còn mở rộng thêm cho bất cứ ai trên 13 tuổi. Tính đến 17-5-2012, Facebook thu về được 104 tỷ đô.
Cuộc chiến không có hồi kết giữa Facebook và Twitter
Trong khi đó, Twitter được thành lập vào 21-3-2006 bởi Jack Dorsey và ra mắt công chúng vào 5-7-2006. Trái ngược với Facebook, Twitter có xu hướng giấu kín về lượng người sử dụng, Twitter phát triển mạnh mẽ trong khoảng từ năm 2009 – 2011 lần lượt với 2 triệu lượt “tweet” mỗi ngày tính đến tháng 1-2009 thì đạt mốc 32 triệu “tweet” và lên tới 200 triệu “tweet” vào tháng 7-2011.
Cuộc so kè hiệu năng
Các thành viên sử dụng Facebook với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nó chủ yếu được các cá nhân sử dụng để kết nối với những người đang offline, lưu lại hồ sơ và đăng thông tin trên “tường” cá nhân, đăng tải album hình ảnh, clip, chia sẻ các liên kết hay,…
Tốc độ tăng trưởng của cả hai luôn sát sao nhau
Twitter cho phép người sử dụng đăng một mẩu tin chứa tối đa là 140 ký tự hay được gọi là “tweet” và follow những tin bài của người khác trên Twitter của họ. Nó chủ yếu được sử dụng để giao tiếp với các cá nhân có cùng sở thích, bất kể người dùng có biết nhau hay không, hơn nữa nó còn có tính năng theo dõi, cập nhật tin tức từ những người nổi tiếng,…
Rắc rối trong tương tác với người dùng
Facebook đã bị vướng vào không ít những vấn đề về bảo mật. Chẳng hạn, cho đến năm 2010, Facebook vẫn ngăn chặn người dùng xóa vĩnh viễn các tài khoản. Facebook còn hiển thị nhiều thông tin công khai mà không có sự cho phép của chủ nhân. Ngay cả trong việc hiển thị loại bỏ hình ảnh được chia sẻ không mang nội dung xấu nhưng đôi khi lại bị xóa hoặc khóa tài khoản một cách vô cớ.
Twitter ít vướng phải những vấn đề về bảo mật hơn nhưng người sử dụng có thể dễ dàng tự kéo mình vào rắc rối với những chia sẻ gây sốc. Chẳng hạn vào tháng 7-2012, một thiếu niên người anh đã bị bắt sau khi gửi “tweet” sỉ nhục thợ lặn Olympic Tom Daley. Trước đó khoảng đầu năm 2012, một sinh viên bị tống giam vì tội xúi giục kỳ thị chủng tộc sau khi “tweet” mẩu tin có ý lăng mạ.
Infographic tổng hợp sự so kè giữa Facebook và Twitter:
Infographic Kiều Thiên