(CAO) Chiều 26-8, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức buổi Lễ công bố cấp chứng nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.
(CAO) Ngày 11-7, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, ở thôn 3, xã Trà Linh có một người dân đang sở hữu một cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh, trên 100 năm tuổi và có người trả giá 500 triệu đồng, nhưng chủ cây sâm vẫn chưa không bán.
Chỉ dẫn địa lý 'Ngọc Linh' cho sâm củ thuộc khu vực các xã Măng Ri, Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và xã Trà Lĩnh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đơn vị, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý là Sở Khoa học và Công nghệ của 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Giấy chứng nhận này có hiệu lực vô thời hạn.
Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ KH&CN trao giấy chứng nhận cho UBND tỉnh
Việc công bố chỉ dẫn địa lý không chỉ giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ địa lý của sâm Ngọc Linh mà còn đóng vai trò tích cực trong việc liên hệ đến chất lượng, duy trì danh tiếng, uy tín về chất lượng của sản phẩm trên thị trường.
Trước đây, sâm Ngọc Linh mọc dày dưới tán rừng ở độ cao trên 1.200 m. Sâm Ngọc Linh được người nơi đây dùng như một loại thuốc. Sâm còn được quân y dùng để chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sỹ tham gia kháng chiến.
Cây sâm Ngọc Linh
Giờ do giá trị quá lớn nên sâm tự nhiên bị con người khai thác gần như cạn kiệt. Trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp các ngành liên quan, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh. Đến nay, tỉnh Kon Tum đã bảo tồn và phát triển được trên 300 ha sâm Ngọc Linh được trồng trên núi Ngọc Linh ở độ cao 1.800-2.500 m.