Cuộc chiến giữa nhà sáng tạo và công ty công nghệ về các tác phẩm do AI tạo ra

Thứ Sáu, 14/02/2025 09:18

|

(CATP) Công ty Christie's (New York) được thành lập vào năm 1776, là một trong những nhà đấu giá nghệ thuật, hàng xa xỉ uy tín và lớn hàng đầu thế giới. Theo thông báo, phiên đấu có hơn 20 lô, gồm tranh, hàng điêu khắc, bản in do nghệ sĩ kết hợp AI làm ra từ thập niên 1960 đến nay, một phần tư số hàng là các tác phẩm kỹ thuật số như thể loại NFT. Các sản phẩm dự tính có giá dao động từ 10.000 USD đến 250.000 USD, được kỳ vọng mang lại doanh thu 600.000 USD.

Tuy nhiên, theo The Art Newspaper, thư phản đối lưu hành trên trang web openletter.earth từ ngày 8/02 - một ngày sau khi Christie's (New York) thông báo mở phiên đấu trực tuyến dành riêng cho nghệ thuật AI - Augmented Intelligence. Giới nghệ sĩ cho rằng sản phẩm Christie's định bán ra đời từ những mô hình AI - vốn được tạo từ nhiều tác phẩm có bản quyền - mà không xin phép người làm ra chúng.

Trên trang X, ngày 11/02, Ed Newton-Rex - nhà soạn nhạc Anh, một trong những người ký thư phản đối - cho rằng có khả năng ít nhất 9 món trong buổi đấu giá ra đời từ mô hình AI cho biết: "Tôi không đổ lỗi cho nhà sáng tạo vì dùng thứ này - họ chỉ sử dụng công cụ do các công ty AI tung ra thị trường. Nhưng vì sao Christie's lại chấp nhận mô hình này bằng cách giúp bán loạt sản phẩm máy móc tạo với giá hàng trăm nghìn USD, trong khi chính công nghệ đó trực tiếp dẫn đến sự nghèo nàn của rất nhiều nghệ sĩ bị ăn cắp tác phẩm".

Video giới thiệu buổi đấu giá "Augmented Intelligence". Video: YouTube Christie's

Còn Sarp Kerem Yavuz - người có tác phẩm lên sàn đấu giá của Christie's - phủ định quan điểm nghệ thuật của AI là hành vi trộm cắp, cho rằng ý kiến này xuất phát từ sự hiểu sai về cách tổng hợp dữ liệu. "Hầu hết tranh do AI tạo đều là kết quả của hàng triệu hình ảnh. Điều này có nghĩa không có một nghệ sĩ nào có thể tuyên bố rằng hình về một đồng cỏ, hiệp sĩ, mèo hay hoa lá dựa trên sáng tạo cụ thể của họ. Ảnh do AI tạo mô phỏng cảm hứng của con người theo nhiều cách - chỉ hiệu quả hơn trong việc phân tích thông tin".

Bức tranh "Embedding Study 1" (trái) và "Embedding Study 2" của vợ chồng Mat Dryhurst - Holly Herndon. Ảnh: Christie's

Truyền thông quốc tế cho rằng, hiện vấn đề sử dụng tác phẩm có bản quyền để đào tạo AI là cuộc chiến giữa những nhà sáng tạo và công ty công nghệ, dẫn đến hàng loạt vụ kiện trong ngành xuất bản, âm nhạc, hội họa. Theo CNN, khi công nghệ AI ngày càng tiến bộ và dần can thiệp sâu hơn vào đời sống hàng ngày, các luật về bản quyền và quyền sử dụng hợp lý phải "vật lộn" để đuổi kịp. Tháng 1, Văn phòng bản quyền Mỹ quyết định các nghệ sĩ có thể đăng ký bản quyền tác phẩm họ tạo ra bằng công cụ AI, nhưng "những chất liệu nội dung hoàn toàn do AI tạo ra" không đủ điều kiện để được bảo hộ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang