Bên trong khu “biệt phủ” của “đại gia vàng” ở Đà Nẵng

Thứ Ba, 21/07/2015 14:54  | Xuân Hoài

|

(CAO) Thời gian gần đây, vụ “biệt phủ” của đại gia vàng Ngô Văn Quang tại khu vực đồi Chim Chim (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu) lại càng nóng hơn, khiến dư luận xôn xao hơn khi tại kỳ họp thứ 14 của HĐND TP.Đà Nẵng vừa qua mới thống nhất dỡ bỏ khu biệt phủ gần trăm tỷ đồng, muộn nhất là cuối tháng 8-2015.

Khu "biệt phủ" nhìn từ bên ngoài vào

Chủ trương trên được dư luận đánh giá cao sự cương quyết của lãnh đạo TP.Đà Nẵng, tuy nhiên, cũng có không ít người lại cho rằng, việc phá bỏ biệt phủ trên là quá uổng phí, nên tìm một biện pháp hợp tình hợp lí hơn.

Mới đây, tập thể người dân tại P.Hòa Hiệp Bắc đã làm đơn xin cứu xét gửi Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng và lãnh đạo các cấp ngành TP.Đà Nẵng “xem xét lại việc giải quyết cho thấu tình đạt lý, nên giữ lại khu biệt phủ để làm du lịch nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương có công ăn việc làm, có nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng”...

Ao cá thơ mộng

Do đại gia vàng Ngô Văn Quang hết sức “sốc” trước chủ trương trên nên việc tiếp cận vào khu biệt phủ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi vận động được một số anh em phụ trách, quản lí tại khu biệt phủ nên đã được vào bên trong để xem thực hư thế nào.

Lối đi kết hợp với bài trí rất lạ, tinh xảo

Qua ghi nhận thì quả thật công trình hết sức đồ sộ, lối kiến trúc văn hóa hòa hợp, nhiều công trình công phu, vật dụng độc đáo, hoa văn, tranh tường tinh xảo… Theo các người thợ lành nghề thì họ đã làm gần 5 năm trời mới có công trình đồ sộ thế này…

Nhiều khu nhà rường độc đáo, làm rất công phu
Công trình chủ yếu do thợ miền Bắc làm nên họ rất trau chuốt ở từng gốc cạnh, đường nét
Khối gỗ độc nhất vô nhị để ở góc vườn
Từng chuỗi bức tranh thể hiện một hoạt cảnh, khía cạnh lịch sử, văn hóa…
Công trình nhà lục giác đã bị đập bỏ
"Biệt phủ" nhìn ở trên cao từ phía ngoài vào hết sức đồ sộ

Bình luận (6)

Sao không xin phép trước khi xây dựng !?

Hà Lê - Thứ Sáu, 18/03/2016, 12:35 Trả lời | Thích

Cho đi khu du lịch là thích hợp nhất, nhà ở có thể làm khách sạn, nhà tổ tiên làm chỗ tham quan. Nếu dỡ bỏ rất uổng phí số tiền, nếu là khu du lịch có thể sinh lợi cho nhà nước nhiều.

Trần Ngọc Ánh - Thứ Sáu, 28/08/2015, 08:15 Trả lời | Thích

Biệt phủ này chẳng có giá trị gì cả. Xây cất thật dở và xấu. Chính phủ quyết định đúng, đập đi cho rồi, chẳng có gì đáng hãnh diện về cái biệt phủ dở hơi này.

Hùng Vương - Thứ Hai, 24/08/2015, 11:42 Trả lời | Thích

Tôi không đồng tình với cách giải quyết là dỡ bỏ. Nếu đã cấm thì phải cấm ngay từ đầu, nếu không thì hãy tìm ra phương án giải quyết cho hợp lý, hợp tình. Nhìn ở góc độ cá nhân thì tài sản là tài sản riêng của một người nhưng ở góc độ xã hội, quốc gia thì nó là nguồn lực của một quốc gia. Đất nước chúng ta còn nghèo, nếu xử lý theo lối tư duy cũ, hễ cứ cái gì sai là phá bỏ, đập hết thì biết khi nào đất nước chúng ta giàu mạnh được?

Đinh Xuân Hùng - Thứ Tư, 22/07/2015, 10:52 Trả lời | Thích

Tại sao luật pháp Việt Nam không rõ ràng nhỉ? Lúc xây lên hơn 5 năm mới xong thì tại sao chính quyền không cấm cản, không làm dứt khoát? Bấy nhiêu tiền bỏ ra cũng là mồ hôi và công sức của gia đình họ chứ là rác ạ? Sao giờ lại đòi đập? Quá phí phạm.

Người dân - Thứ Ba, 21/07/2015, 23:40 Trả lời | Thích
Lên đầu trang