(CATP) Dù có nhiều phiên bản sao chép thể hiện ấn tượng để lại của tác phẩm hội họa từng được yêu thích này, nhưng những người sở hữu thường thấy ẩn sâu bên trong các nét vẽ được tạo nên bằng tình cảm của người cầm cọ luôn là sự bí ẩn đáng sợ khiến tất cả trở nên ám ảnh hơn.
“Lời nguyền” đeo bám
Tuy không được đánh giá cao về yếu tố nghệ thuật nhưng tác phẩm hội họa Cậu bé khóc (The Crying Boy) với nhiều phiên bản đã trở thành hiện tượng gây xôn xao dư luận nước Anh thời bấy giờ bởi đôi mắt ám ảnh và những câu chuyện lạ lùng thêu dệt xung quanh. Tác phẩm này do họa sĩ người Tây Ban Nha gốc Scotland Bruno Amadio (1911-1981, bút danh khác là Giovanni Bragolin, Seville…) thực hiện, trên đó thể hiện rõ sắc thái của một đứa trẻ đang khóc với ánh mắt buồn bã xen lẫn oán giận… Một số ý kiến khẳng định cậu bé trong bức ảnh đầu tiên là Don Bonillo ở Tây Ban Nha, người vô tình chứng kiến một đám cháy cướp mất mạng sống của cha mẹ cậu, để rồi bắt đầu từ đó trở đi, bất cứ nơi nào Don Bonillo đến cũng sẽ vướng vào lời nguyền hỏa hoạn.
Vào những năm 1950 - 1970, bức tranh vẽ hình ảnh cậu bé đang rơi lệ được nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Anh yêu thích, cho đến khi xảy ra hàng chục vụ cháy liên quan đến những phiên bản của bức tranh ở bất cứ nơi nào treo nó, dường như Cậu bé khóc không thoát khỏi lời nguyền ám ảnh trên. Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, một ngôi nhà của Ron - May Hall ở Nam Yorkshire (Anh) đột nhiên phát cháy, tất cả đồ đạc hầu như bị thiêu rụi, giữa lúc Cậu bé khóc chẳng hề ám khói. Trong cơn hoảng loạn, chủ nhân của ngôi nhà cho biết vẫn bị ám ảnh bởi đôi mắt đẫm lệ của cậu bé trong tranh hướng ra từ đống đổ nát.
Một phiên bản của bức tranh Cậu bé khóc
Tiếp đó, đầu tháng 9/1985 tờ The Sun của Anh đăng bài viết ghi nhận ý kiến của một lính cứu hỏa kể lại “do Cậu bé khóc có nhiều phiên bản nên trong nhiều vụ hỏa hoạn liên tiếp, bức tranh đều hiện lên rõ mồn một đầy bí ẩn trong các đám cháy trên khắp nước Anh, từ đó dẫn đến việc nhiều người muốn từ bỏ bức tranh bị nguyền rủa này” vì cho rằng việc sở hữu Cậu bé khóc như mang theo “vận đen” đeo bám.
Theo nghiên cứu của nhà báo David Clark, số tranh do chính họa sĩ Bruno Amadio vẽ (chỉ khoảng 28 bức) được in trên bảng nén, vì thế rất khó cháy trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra, nếu có thì chỉ thủng 1 lỗ nhỏ và ngọn lửa cũng tắt rất nhanh. The Sun từng khẳng định những ngọn lửa bốc lên từ nguyên nhân hoàn toàn bình thường: do bất cẩn trong lúc nấu nướng cùng việc sử dụng điện và sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, nhưng lại được gán ghép vào những câu chuyện nhuốm màu ma mị.
Nhiều giả thiết đặt ra để giải mã lời nguyền đeo bám liên quan đến bức tranh ám ảnh trên và nhiều người đã tìm gom tất cả bản sao của Cậu bé khóc để tiêu hủy dưới sự giám sát của Cục Cứu hỏa Yorkshire, nhưng vẫn không thể chấm dứt lời nguyền “ma ám” trên.
Đi tìm sự thật
Liên quan đến nguồn gốc của bức tranh, Kelvin MacKenzie - một biên tập viên ở Anh đã tìm thấy được các tài liệu ghi chép về thời gian Cậu bé khóc xuất hiện. Theo đó, họa sĩ Bruno Amadio đã vẽ dựa vào ký ức của ông khi đi cắm trại ở Tây Ban Nha và thấy một bé trai đứng khóc nức nở vì thất lạc cha mẹ. Ấn tượng với những gì chứng kiến, ông quyết định vẽ bức tranh Cậu bé khóc. Sau đó, đứa trẻ đã tìm thấy cha mẹ mình và trước lúc chia tay, họa sĩ đã hứa sẽ quay lại thăm cả gia đình. Bẵng đi một thời gian khá dài, đến khi họa sĩ thực hiện lời hứa, quay lại nơi cũ thì mới biết 1 ngày trước đó, chiếc xe bỗng nhiên phát cháy, cha mẹ và cậu bé khóc cũng chết trong ngọn lửa kinh hoàng.
Một phiên bản của bức tranh Cậu bé khóc
Một năm sau, khi bức tranh Cậu bé khóc hoàn thành, đang được họa sĩ treo trong nhà thì hỏa hoạn bùng lên. Lúc lực lượng chữa cháy dập tắt được ngọn lửa, họ phát hiện bức tranh vẫn vẹn nguyên trên sàn nhà, chỉ loang khói và sém cạnh vài chỗ ở phần khung. Cơ quan giám định sau đó cho biết do bức tranh được làm bằng chất liệu khó bắt lửa, nên không bị phá hủy bởi nhiệt.
Lãnh đạo Yorkshire - Mick Riley đã làm mọi cách để làm rõ nguyên nhân các vụ cháy có liên quan đến bức tranh Cậu bé khóc nhằm làm sáng tỏ lời nguyền vô căn cứ đeo bám. Cuối cùng, ông kết luận các vụ hỏa hoạn đều do chập điện hoặc lửa bắt vào những vật dễ cháy gần đó, đúng vào thời điểm bức tranh Cậu bé khóc với khá nhiều phiên bản xuất hiện ở nhiều gia đình người Anh khi ấy, trong khi tất cả đều được in trên chất liệu khó bắt lửa. Qua đó giúp giải mã được lời nguyền “ma ám”!
(CATP) Ban đầu "náo hôn" được cho là hình thức mang tính truyền thống xuất hiện vào giai đoạn Tần - Hán ở Trung Quốc (TQ), mang tính chất góp vui trong ngày trọng đại tại phòng hoa chúc của tân lang và tân nương, nhưng đã dần biến tướng trong thời hiện đại với những trò thô tục đến ám ảnh người trong cuộc.
Nguyễn Xuân (theo The Paper, Toutiao)