Thay đổi các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thứ Năm, 29/06/2017 11:25  | Hoàng Sơn

|

(CAO) Từ ngày 1-7, nhiều chính sách đã ngộ có hiệu lực về nâng lương công chức, viên chức; tăng lương hưu; tăng phí bảo hiểm y tế hộ gia đình; tăng trợ cấp thai sản;...

Tăng lương và công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức

Từ ngày 1-7-2017, Nghị định 47/2017/NĐ-CP có hiệu lực, mức lương cơ sở áp dụng đối với công chức, viên chức, cán bộ tăng từ 1.210.000 lên 1.300.000 đồng (tăng khoảng 90.000 đồng, tương đương 7,4%).

Theo Nghị định này, có 9 nhóm đối tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác (tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích và các chế độ,..).

Từ 1-7-2017, hàng loạt mức công tác phí, phụ cấp lưu trú, thanh toán theo thực tế, thanh toán công tác phí theo tháng,... mới sẽ được tăng thêm theo Thông tư 40/2017/TT-BTC do Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị có hiệu lực.

Theo Thông tư này, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ,...

Cụ thể, công chức, viên chức, cán bộ và người lao động ở đất liền được cử đi công tác hoặc làm nhiệm vụ trên biển, đảo được hưởng phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày; áp dụng cho cả nhữg ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo).

Đối với thanh toán theo hình thức khoán, cấp lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạp có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên mức khoán 1.000.000 đồng/ngày/người; không phân biệt nơi đến công tác.

Tăng mức phí tham gia BHYT hộ gia đình lên 7,3 %, tăng trợ cấp thai sản 7,4%.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, mức tham gia BHYT hộ gia đình được xây dựng trên “nền” lương cơ sở.

Mức tham gia Bảo hiểm y tế hội gia đình được xây dựng dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể tại điểm G Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm Y tế có nêu, 'người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ đóng phí bảo hiểm y tế theo tháng mức 4,5% theo lương cơ sở. Từ người thứ 2 đến 4, mức phí lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức tham gia và từ người thứ 5 trở đi, mức tham gia còn 40% mức tham gia của người thứ 1'.

Đồng nghĩa, việc lương cơ sở tăng lên 1.300.000 đồng, mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tăng thêm khoảng 7,3%.

Từ ngày 1-7-2017, việc điều chỉnh lương cơ sở cũng nâng mức trợ cấp một lần sinh con hoặc nhân nuôi con nuôi (trợ cấp thai sản) tăng khoảng 7,4% so với hiện hành.

Theo Điều 39 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Cụ thể, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhân con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.

Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì người cha được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Mức trợ cấp thai sản được điều chỉnh tăng 7,4%.

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện; tăng lương hưu 7,4%

Mức lương cơ sở tăng 1.300.000 đồng/tháng là căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn 2159/BHXH-BT, hướng dẫn mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mức lương cơ sở mới; từ ngày 1-7-2017.

Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP. Trong đó, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2, Khoản 4 Điều 123 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Từ ngày 1-7-2107, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng thay đổi, mức cao nhất là 26.000.000 đồng/tháng (1.300.000 đồng/tháng x 20 lần).

Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đã trình Chính phủ phê duyệt dự thảo về Nghị định điều chỉnh mức lương hưu. Nghị định sẽ được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, nếu được thông qua.

Dự thảo của Nghị định trên được dự theo căn cứ của Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11-11-2016 của Quốc hội về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức lương cơ sở; thực hiện từ ngày 1-7-2017.

Theo đó, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sẽ tăng thêm 7,44% đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; trợ cấp trước ngày 1-7-2017.

Bình luận (0)

Lên đầu trang