Cần sớm giải quyết dứt điểm vụ 'lùm xùm' ở Công ty cổ phần may Sài Gòn 3

Thứ Năm, 03/03/2016 11:34

|

(CAO) Cuối năm 2015, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần may Sài Gòn (gọi tắt công ty may Sài Gòn 3).

Nhiều quyết định trái quy định pháp luật

Theo hồ sơ vụ việc, công ty may Sài Gòn được thành lập năm 2001, danh sách cổ đông sáng lập, góp vốn gồm các ông bà: Đại diện vốn nhà nước là ông Phạm Xuân Hồng: 8%; Bùi Văn Kiệt: 0,97; Nguyễn Ngọc Điệp; 2,23%; Nguyễn Thị Bé: 1,01%; Nguyễn Văn Hòa: 1,01%; Tống Sáu: 1,5% và 201 cổ đồng khác: 64,48%: Phùng Thị Hoài Thu 0,8% Tổng Giám đốc – Đại diện pháp luật của công ty góp 0,8%.

Ngày 18-10-2014, HĐQT gồm các ông bà: Hồng, Điệp, Bé, Hòa, Tuyết, Thu, Sáu tiến hành họp về một số nội dung, trong đó có việc biểu quyết miễn nhiệm bà Thu là Tổng Giám đốc.

Các thành viên đồng tình việc miễn nhiệm này có ông, bà: Sáu, Điệp, Hòa, Tuyết. Các ông, bà không đồng ý gồm: Hồng, Thu và Bé.

Mặc dù kết quả như vậy, nhưng nhóm đồng ý miễn nhiệm đã tiến hành ban hành 3 quyết định số 02-2014/QĐ-HĐQT. 03-2014/QĐ-HĐQT và 04-2014/QĐ-HĐQT cùng ban hành ngày 20-11-2014, thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Thu sang ông Hòa, miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với bà Thu và bổ nhiệm ông Hòa vào vị trí này.

Đồng thời làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật và đã nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Do các hồ sơ đăng ký chưa phù hợp nên sở này đã không chấp nhận việc đăng ký thay đổi.

Trụ sở công ty may Sài Gòn 3

Ngày 6-12-2014, HĐQT triệu tập lại cuộc họp, trong đó có việc miễn nhiệm bà Thu. Kết quả biểu quyết vẫn như lần thứ nhất. Căn cứ lần biểu quyết này, các thành viên nhóm đồng ý miễn nhiệm tiếp tục làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật.

Không đồng ý với cách bãi nhiệm lẫn bổ nhiệm mới này, bà Hồ Thị Thu Cúc (cổ đông công ty) đã khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân TP.HCM với các bị đơn là ông, bà: Điệp, Sáu, Hòa và Tuyết; đề nghị hủy các quyết định số 02,03,04-2014/QĐ-HĐQT, hủy bỏ nghị quyết tại biên bản HĐQT ngày 6-12-2014.

Ngày 4-5-2015 Tòa án nhân dân TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án. Qua các tài liệu, chứng cứ Hội đồng xét xử đã tuyên chấp nhận yêu cầu của bà Hồ Thị Thu Cúc và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Cụ thể: Đình chỉ thực hiện quyết định của HĐQT ngày 18-10-2014 về việc bãi nhiệm và bổ nhiểm Tổng giám đốc, đình chỉ các quyết định 02,03,04/QĐ-HĐQT, đình chỉ quyết định của HĐQT trong biển bản họp HĐQT ngày 6-12-2014. Bản án sau đó đã bị kháng cáo chờ cấp cao hơn xét xử.

Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa đã làm rõ về cuộc họp HĐQT ngày 18-10-2014, tại cuộc họp này Chủ tịch HĐQT – chủ tọa (ông Phạm Xuân Hồng) trình bày các vấn đề cần thảo luận, không có nội dung xem xét bãi nhiệm Tổng Giám đốc công ty.

Tuy nhiên, tại cuộc họp các bị đơn trình chủ tịch HĐQT văn bản có vấn đề hoàn toàn mới là: “Đánh giá tín nhiệm Tổng giám đốc” để đưa ra thảo luận và biểu quyết. Tòa dẫn giải. theo Khoản 6 Điều 112 Luật Doanh nghiệp quy định các vấn đề thảo luận trong cuộc họp, phải được gửi trước cho các thành viên. Nên “đánh giá tín nhiệm Tổng Giám đốc” chỉ mới đưa ra ngay cuộc họp HĐQT là không đúng với quy định của pháp luật.

Mặt khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã chỉ rõ các vi phạm như sau: Yêu cầu công ty chứng minh cuộc họp đã triệu tập hợp lê; không có nội dung thay đổi người đại diện pháp luật trong “các quyết định được thông qua”.

Tại cuộc họp ngày 6-12-2014 của HĐQT cũng đã thảo luận lại nội dung thay đổi người đại diện pháp luật, nghĩa là các thành viên HĐQT mặc nhiên công nhận việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Tổng Giám đốc là chưa đúng thủ tục.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn chỉ ra nhiều vấn đề sai phạm khác như: Không có tài liệu xác định thời gian thông báo mời họp cho các thành viên HĐQT; Không có tài liệu sử dụng tại của cuộc về việc bà Thu không hoàn thành nhiêm vụ; Công ty không cung cấp tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết; biên bản không ghi nội dung các quyết định được thông qua là cơ sở ban hành quyết định và quan trọng nhất thẩm quyền thay đổi người dại diện theo pháp luật là Đại hội cổ đông chứ không phải cả HĐQT.

Trước những vi phạm đã rõ, Hội đồng xét xử đã tuyên án: không chấp nhận đơn kháng cáo của các ông bà: Sáu, Điệp, Hòa và Tuyết; giữ nguyên bản án sơ.

"Ý kiến" với thi hành án dân sự

Ngày 25-1-2016 Cục Thi hành án dân sự TP.HCM có quyết định số 696/QĐ-CTHA cho thi hành bản án số 48/2015/KDTM-PT ngày 16-12-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM. Đến ngày 18-2-2016, ông Hòa ký công văn số 11/2016/CV-BĐH với chức danh Tổng Giám đốc công ty gửi “ý kiến” với Cục Thi hành án dân sự TP.HCM:

Rất mong bản án phúc thẩm sớm được thực hiện để những tranh chấp trong nội bộ công ty được giải quyết triệt

Cho đến nay, Công ty chưa nhận được bản án, trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm công ty cũng không được tham gia tố tụng.

Trên thực tế, hiện công ty không thực hiện các Quyết định số 02, 03, 04-2014/QĐ-HĐQT cùng ngày 20-10-2014 của HĐQT, biên bản họp HĐQT ngày 06-12-2014.

Việc miễn nhiệm bà Thu, bổ nhiệm Tổng Giám đốc đối với ông Hòa và việc thay đổi người đại diện theo pháp luật đã được công ty thực hiện theo đúng quyết định của cấp có thẩm quyền của Công ty, đúng quy định pháp luật, điều lệ công ty và hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc miễn nhiệm, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật hiện hành cùa Công ty không liên quan đến các đối tượng của vụ kiện và phán quyết của Bản án số 48/2015/KDTM-PT.

Ngày 29-2-2016, trao đổi chúng tôi, ông Bùi Văn Kiệt – Trưởng Phòng Tổ chức công ty cho biết: “Cục thi hành án đã gửi thư triệu tập thi hành án, các bị đơn cũng đã ủy quyền cho luật sư tham gia thi hành án, theo lịch là ngày 11-2-2016 đã được thay đổi sang ngày 9-3 tới. Chúng tôi sẽ thực hiện theo bản án, quyết định thi hành án, nhưng một phần của quyết định thi hành án chưa được rõ. Cụ thể, công ty cổ phần may Sài Gòn 3 cùng các đương sự có liên quan căn cứ vào bản án để làm thủ tục đăng ký lại người đại diện pháp luật. Do đó, chúng tôi sẽ chờ hướng dẫn của đơn vị thi hành án”.

Rất mong bản án phúc thẩm sớm được thực hiện để những tranh chấp trong nội bộ công ty được giải quyết triệt, qua đó doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, tranh gây hoang mang lo lắng cho người lao động của công ty.

Bình luận (0)

Lên đầu trang