Vụ Eximbank quyết định không thu khoản nợ thẻ tín dụng hơn 8,83 tỷ đồng:

Cần làm rõ quy trình thỏa thuận mức lãi suất của Eximbank có sai luật?

Thứ Sáu, 22/03/2024 11:15

|

(CATP) Gần một tuần qua, diễn biến từ vụ thẻ tín dụng (TTD) của một khách hàng bị Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thông báo thu lãi nợ quá hạn hơn 8,83 tỷ đồng (chỉ trong hơn 10 năm phát sinh nợ quá hạn) đối với nợ gốc hơn 8,5 triệu đồng, tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Thông tin mới nhất, ngày 21/3/2024, phía Eximbank xác nhận đã làm việc với khách hàng và hai bên sẽ thống nhất một mức lãi phí hợp lý cho cả hai bên. Tuy nhiên, ngay từ đầu vụ tranh chấp về khoản nợ quá hạn này đã không còn là quan hệ dân sự thông thường để hai bên liên quan tự thỏa thuận là xong, bởi vì đây là quan hệ tín dụng của ngân hàng (NH), và pháp luật có những quy định riêng cho lĩnh vực này.

CÁN BỘ EXIMBANK XỬ LÝ MÁY MÓC HAY VI PHẠM QUY ĐỊNH NỘI BỘ?

Liên quan vụ khách hàng P.H.A (ngụ hình thức như: phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong TCTD; quy trình thẩm Ông Võ Minh Tuấn (Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM) phát biểu tại buổi họp báo ngày 21/3/2024 (Ảnh: VGP)

Quảng Ninh) bị Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản (Eximbank AMC) thuộc Eximbank gửi thông báo yêu cầu trả nợ quá hạn (gốc và lãi) đối với TTD lên tới hơn 8,83 tỷ đồng, ngày 21/3/2024, tại buổi họp báo thông báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM có sự tham dự của đại diện Eximbank, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ (Phó tổng giám đốc Eximbank) cho biết, NH này sẽ thống nhất một khoản lãi nhất định đối với khách hàng P.H.A, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa hai bên; dứt khoát không có chuyện NH thông báo nợ hơn 8,8 tỷ đồng là thu đủ số tiền này. Ông Vũ cho biết khách hàng P.H.A nợ TTD quốc tế quá hạn đã lâu; về quy trình xử lý nợ của Eximbank, cán bộ xử lý nợ phải căn cứ tình hình nợ thẻ của khách hàng để đề xuất cấp lãnh đạo mức thu phí và lãi trước khi làm việc với khách hàng. Tuy nhiên, đối với trường hợp ông P.H.A thì cán bộ xử lý nợ đã xử lý tương đối máy móc, không thông báo đến lãnh đạo mà trực tiếp thông báo đến khách hàng.

Ông Võ Minh Tuấn (Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM) phát biểu tại buổi họp báo ngày.

Thông tin trên của phía Eximbank gây ra không ít băn khoăn về tính chất pháp lý của vụ việc ông P.H.A cho đến thời điểm này. Bởi vì hoạt động tại từng khâu của các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó có NH, được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Tại Khoản 1, Điều 93, Luật Các TCTD năm 2010 về “quy định nội bộ” ghi rõ: “Căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ của TCTD, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp”. Khoản 2 của Điều này quy định TCTD phải ban hành các quy định nội bộ sau: quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của TCTD... Đặc biệt, TCTD phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) các quy định nội bộ tại Khoản 2 Điều này ngay sau khi ban hành (theo Khoản 3, Điều 93).

Cạnh đó, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN của NHNH Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, tại Điều 4 về “các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ” ràng buộc: Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt động hằng ngày của TCTD. Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của TCTD dưới nhiều định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia (một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch), không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được TCTD cho phép phù hợp với quy định của pháp luật... Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích...; bảo đảm mọi cán bộ trong TCTD không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TCTD.

Với các quy trình, quy định nội bộ mà Eximbank bắt buộc phải ban hành theo các quy định trên, liệu việc cán bộ xử lý nợ của NH này xử lý một cách máy móc, không thông báo đến lãnh đạo mà trực tiếp thông báo đến khách hàng P.H.A có thể xảy ra hay không? Trong khi khoản nợ quá hạn mà khách hàng này bị yêu cầu thanh toán là từ thông báo bằng văn bản của Eximbank AMC (một công ty quản lý nợ) thì thông tin về khoản nợ quá hạn trên còn qua bao nhiêu thủ tục, bao nhiêu khâu mới đến tay khách hàng? Không lẽ những người phụ trách các khâu liên quan đến vụ việc này của Eximbank và Eximbank AMC đọc về số nợ khổng lồ hơn 8,83 tỷ đồng đó nhưng không phát hiện sự “bất kỳ ai nghe qua đều thấy không hợp lý” mà ông Võ Minh Tuấn (Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM) nhận định? Điều này cần được làm rõ để xác định phía Eximbank và Eximbank AMC có sai luật hay không, sai ở khâu nào và kẽ hở nào đã dẫn đến việc sai luật đó?

CẦN KIỂM TRA KỸ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MỞ TTD CỦA ÔNG P.H.A

Lúc đầu, thông tin ông P.H.A bị Eximbank AMC ra thông báo yêu cầu trả số nợ gốc và lãi nợ quá hạn TTD lên đến hơn 8,83 tỷ đồng được báo chí phản ánh, phía Eximbank thông tin đến báo chí, xác định cách tính lãi, phí này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa NH và khách hàng theo hồ sơ mở thẻ có đầy đủ chữ ký ngày 15/3/2013. Theo đó, khách hàng P.H.A thực hiện mở thẻ Master Card tại Eximbank - Chi nhánh Quảng Ninh ngày 23/3/2013, với hạn mức 10 triệu đồng; khách hàng này phát sinh 2 giao dịch thanh toán vào các ngày 23/4/2013 và 26/7/2013. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ thẻ này chuyển thành “nợ xấu”; NH đã thực hiện nhiều bước để thu hồi khoản nợ, nhưng khách hàng vẫn chưa có phương án xử lý nợ.

Thật ra, việc NH thỏa thuận mức lãi suất với khách hàng không phải là “việc dân sự cốt ở đôi bên”, mà phải tuân thủ theo khuôn khổ của pháp luật. Cụ thể, Điều 91, Luật Các TCTD năm 2010 quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của TCTD như sau: TCTD được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh; TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động NH của TCTD “theo quy định của pháp luật”.

Trong hoạt động cấp tín dụng của NH hiện nay, có những điều pháp luật quy định bắt buộc phải chấp hành, ví dụ như mức lãi suất tối đa là bao nhiêu thì các NH không được thỏa thuận với khách hàng vượt quá mức này. Các NH không được tùy tiện nâng hoặc hạ mức lãi suất đối với các khách hàng mà không căn cứ vào quy chế, tiêu chí, điều kiện đã thiết lập trong hoạt động giao dịch của NH mình. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng NH cho vay với khách hàng này thì lãi suất thấp nhất, còn với khách hàng kia cũng có điều kiện tương đương thì thu lãi suất cao nhất, gây bất hợp lý và có thể gây thiệt hại cho chính NH này.

Do đó, để xem xét toàn diện vụ việc, NHNN Việt Nam cần có biện pháp giám sát đối với Eximbank về các mức lãi suất thỏa thuận khi cho vay, ở đây là đối với TTD. Nếu có sai phạm ngay trong hợp đồng TTD thì cần chấn chỉnh, xử lý ngay; đặc biệt cần chú ý đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng (trong đó có ông P.H.A và các khách hàng khác sử dụng TTD tương tự đã từng hoặc đang bị Eximbank đưa vào diện “nợ xấu”, thu lãi quá hạn vượt mức quy định). Còn nếu có sai phạm trong quy trình hoạt động nội bộ của Eximbank thì NHNN cần yêu cầu NH này khắc phục ngay, nhằm ngăn chặn việc “thông báo đòi khoản nợ quá hạn lên đến tiền tỷ” tương tự vụ khách hàng P.H.A tái diễn.

Tại buổi họp báo thông báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM ngày 21/3/2024, ông Võ Minh Tuấn (Giám đốc NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM) cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin, NHNN đã có văn bản yêu cầu Eximbank xác minh vụ việc, làm việc với khách hàng, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và NH, báo cáo về NHNN và thông tin đến cơ quan truyền thông. Eximbank đã làm việc với khách hàng và gửi báo cáo đến NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM. NHNN Việt Nam - Chi nhánh TPHCM sẽ có văn bản chỉ đạo các chi nhánh TCTD rà soát lại các chủ thẻ, khách hàng để tìm hiểu xem chủ thẻ nào đã lâu không sử dụng hoặc phát sinh trường hợp tương tự để làm việc, tìm thỏa thuận thống nhất bảo đảm quyền lợi các bên. Các TCTD phải cung cấp những nội dung chính của sản phẩm, dịch vụ để khách hàng hiểu, đồng thời công khai biểu phí và chỉ được thu phí theo biểu phí công khai; cần thông tin để khách hàng biết được biến động số dư thông qua email, tin nhắn qua điện thoại, thư gửi qua bưu điện.

Ông Võ Minh Tuấn cũng cho rằng, việc tính lãi trong vụ khách hàng P.H.A tăng khoảng 1.000 lần, từ tiền gốc hơn 8,5 triệu đồng thành hơn 8,8 tỷ đồng thì bất kỳ ai nghe qua đều thấy không hợp lý. “Cơ bản đây là cách tính lãi kép” - ông Tuấn nói. Ông Tuấn thông tin, trong tất cả các giao dịch, bao gồm cả TTD thì có nhiều đơn vị tính lãi kép, tức là lãi chồng lãi. Các giao dịch NH khác thì quy định không được tính lãi kép.

Bình luận (0)

Lên đầu trang