Cha 'đẻ' Sacombank và khả năng trở lại Ngân hàng do chính mình sáng lập?

Thứ Ba, 04/04/2017 18:08  | PV

|

(CAO) Những ngày gần đây thị trường đang hướng về thông tin các ứng viên “nặng ký” đề xuất được tham gia vào tái cơ cấu Sacombank và mong chờ đến ngày nhà băng này tiến hành ĐHCĐ thường niên diễn ra vào ngày 28/4 tới đây.

Bởi trong số đó, một số tên tuổi được giới đầu tư đặc biệt quan tâm tới nhóm cổ đông trong và ngoài nước, gồm: Evercore Group (Công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư có trụ sở tại New York), Redsun Capital Limited (một công ty tư vấn chuyên về M&A) và Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC). Đây là lần đầu tiên Ông Đặng Văn Thành chính thức trở lại lĩnh vực từng làm nên tên tuổi của mình sau nhiều năm vắng bóng trên thị trường tài chính – ngân hàng kể từ biến cố tại Sacombank năm 2012.

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công

Bởi trong số đó, một số tên tuổi được giới đầu tư đặc biệt quan tâm tới nhóm cổ đông trong và ngoài nước, gồm: Evercore Group (Công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư có trụ sở tại New York), Redsun Capital Limited (một công ty tư vấn chuyên về M&A) và Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC). Đây là lần đầu tiên Ông Đặng Văn Thành chính thức trở lại lĩnh vực từng làm nên tên tuổi của mình sau nhiều năm vắng bóng trên thị trường tài chính – ngân hàng kể từ biến cố tại Sacombank năm 2012.

Ông Đặng Văn Thành- Người sáng lập Sacombank trở lại?

Kể từ khi dời Sacombank cho đến nay, ông Đặng Văn Thành và gia đình dành toàn bộ tâm huyết, tập trung mọi nguồn lực cho việc phát triển sâu rộng của TTC với mục tiêu đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt. Nhưng niềm đam mê của người doanh nhân vẫn thể hiện rõ nét như ngày nào dẫn dắt Sacombank, và ông đã từng chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng những đóng góp thiết thực đó mới chính là lời giải thích xác đáng nhất cho những nỗ lực cống hiến của mình. Và đến nay, bản thân tôi và các thành viên trong gia đình có lý lịch tư pháp “trong vắt”.

Được biết, quyết định tham gia tái cơ cấu Sacombank lần này của ông Thành đến từ sự ủng hộ của các cổ đông hiện hữu và thiện chí hợp tác của nhóm các nhà đầu tư có uy tín quốc tế, cụ thể là Evercore Group, Redsun Capital Limited. Bên cạnh đó, tâm huyết với nghiệp dường như đã thôi thúc ông quyết định trở lại lĩnh vực ngân hàng để được cống hiến và tiếp tục dẫn dắt Sacombank phát triển. Trong quá trình này, bên cạnh việc chuẩn bị những điều kiện cần cho quá trình tái cơ cấu Sacombank, nhóm nhà đầu tư tham gia cùng ông Thành hiểu rằng, để tái cơ cấu thành công, phải hội tụ điều kiện đủ là sự chấp thuận của NHNN và Chính phủ. Bước đầu, nhóm nhà đầu tư xin phép NHNN tiếp cận số liệu, rà soát và đánh giá tình hình hoạt động của Sacombank để thẩm định chính xác thực trạng Ngân hàng Sacombank sau sáp nhập. Sau đó sẽ xây dựng phương án tái cấu trúc cụ thể, chi tiết, chính xác và đề xuất một số cơ chế đặc thù từ phía NHNN và Chính phủ để tái cơ cấu đạt hiệu quả đề ra.

Cụ thể như bổ sung năng lực tài chính cho Sacombank thông qua việc tăng ròng vốn điều lệ thêm 20.600 tỷ đồng để cải thiện căn cơ các chỉ số an toàn hoạt động. Kế đó là thành lập hội đồng xử lý nợ, tập trung giải quyết nợ xấu và thu hồi các tài sản tồn đọng, và sử dụng các nguồn thu nhập có được để trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu…. Như vậy Sacombank sẽ tiếp nhận một khoản vốn mới để cải thiện căn cơ các chỉ số an toàn hoạt động. Kế đó một hội đồng xử lý nợ sẽ được thành lập, tập trung giải quyết nợ xấu và thu hồi các tài sản tồn đọng. Bước tiếp theo Sacombank sẽ sử dụng các nguồn thu nhập có được để trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Bởi xử lý nợ là câu chuyện căn bản tại Sacombank sau khi ngân hàng nhận hợp nhất Southen Bank. Bất kỳ một đối tác nào muốn trở thành cổ đông của Sacombank đều thấu hiểu điều này.

Tên tuổi cha “đẻ” khó tách rời Sacombank?

Suốt 5 năm sau biến cố chuyển giao quyền lực tại ngân hàng do chính mình sáng lập và dẫn dắt phát triển, thị trường cũng như giới đầu tư tài chính luôn có rất nhiều băn khoăn về cuộc sống và sự nghiệp hiện tại của ông Đặng Văn Thành và gia đình. Người ta hay nghĩ đến Sacombank khi nhắc đến ông Thành, song thực tế Thành Thành Công, hiện là Tập đoàn TTC, mới là cái nôi khởi nghiệp của ông và gia đình. TTC được thành lập từ năm 1979 dưới hình thức cơ sở kinh doanh mật rỉ. Gia đình ông Thành trực tiếp phụ trách mọi hoạt động điều phối, quản lý, mở rộng mạng lưới và phát triển quy mô, tham gia sâu hơn vào thị trường sản xuất đường và phụ phẩm. Khi ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng từ năm 1991, toàn bộ hoạt động của TTC do vợ ông, bà Huỳnh Bích Ngọc và lần lượt sau này là các con phụ trách, dần đần mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, du lịch và giáo dục. Sau chuyển giao hoạt động tại Sacombank năm 2012, ông Thành lại cùng gia đình mình tiếp tục tập trung thúc đẩy các lĩnh vực trọng tâm của TTC.

Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng của TTC luôn được duy trì ổn định qua các năm, đi cùng đó là sự mở rộng về quy mô và hiệu quả hoạt động.Với đam mê kinh doanh cùng nguyên tắc “Quản trị chuẩn mực – Kiểm soát trách nhiệm – Điều hành chuyên nghiệp”, bức tranh của TTC hiện nay đang được nhận diện qua việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư theo hướng xanh sạch hiện đại hóa, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

Ông Thành từng chia sẻ, trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, điều quan trọng là giải mã được công thức quản trị điều hành, từ đó áp dụng vào quá trình vận hành của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển bền vững, đón đầu xu thế trong nước và thế giới. Từ tài chính ngân hàng và tới nay là mía đường, bất động sản, giáo dục..vv.. phương châm “Vì cộng đồng, phát triển địa phương” luôn được TTC xem trọng. Việc phát triển kinh tế hiệu quả phải gắn liền với mục tiêu ổn định và đảm bảo đời sống của người lao động, quyền lợi của cổ đông, khách hàng, đối tác. Chỉ có như vậy, mới có thể tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Quay lại thời điểm năm 2012 là giai đoạn đầy biến động của ông Đặng Văn Thành và gia đình. Việc rời khỏi Sacombank gắn liền với các thông tin không tích cực xung quanh việc điều hành ngân hàng, đặc biệt là về các khoản dư nợ của nhóm Công ty liên quan Tập đoàn TTC. Sự kiện này gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín ông Thành và gia đình trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, từ trước đến giờ, cũng chưa hề có một thông tin xác nhận rằng, công tác quản trị của Ông Thành và các cộng sự đã gây ra rủi ro hay thiệt hại gì cho Sacombank. Và chính trong thời gian tháng 4/2013, khi nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, đại diện của Sacombank đã có thông tin xác nhận các khoản vay này đều thuộc dư nợ trong hạn, có lịch sử quan hệ tín dụng tốt…. Tại thời điểm ông Thành chuyển giao công tác quản trị điều hành tháng 5/2012, hoạt động của Sacombank thực sự vững vàng với hệ thống mạng lưới rộng lớn, hệ khách hàng bán lẻ tiềm năng, tích sản không chỉ bao gồm các trụ sở chi nhánh và phòng giao dịch khắp cả nước mà còn ở các khoản thặng dư được đã tích lũy qua quá trình hoạt động…

Bình luận (0)

Lên đầu trang