Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ sân bay Phan Thiết

Chủ Nhật, 12/06/2016 20:25

|

Năm 2015, doanh thu khách du lịch nội địa tỉnh Bình Thuận tăng gấp 5 lần. Nguyên nhân được cho là do đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây đi vào hoạt động. Dự kiến sau khi có sân bay, du lịch Bình Thuận sẽ thu hút mạnh lượng khách du lịch các tỉnh phía Bắc và Quốc tế.

"Cú hích" phát triển bền vững

Đến nay, Bình Thuận đã có 393 dự án du lịch đang còn hiệu lực với tổng diện tích đất cấp là 7.357 ha, tổng vốn đăng ký là 55.294 tỷ đồng. Trong đó có 289 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 10.921 phòng.Hàng trăm khu resort phân bố dày đặc đã đưa Mũi Né trở thành thủ đô Resort Việt Nam.

Bên cạnh sản phẩm du lịch hấp dẫn, các loại hình dịch vụ bổ trợ khác cũng đang thu hút mạnh du khách. Thương hiệu du lịch Mũi Né - Phan Thiết, Bình Thuận theo đó ngày càng định hình vững chắc, có vị trí cao trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên vấn đề hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh đang là “nút thắt” lớn nhất làm mất đi lợi thế cạnh tranh của tỉnh này so với các trung tâm du lịch khác. Nhất là khi sân bay quốc tế Cam Ranh và Phú Quốc đi vào hoạt động thì Bình Thuận đã mất đi một lượng lớn du khách quốc tế và cả nội địa.

Do vậy, việc sân bay Phan Thiết ra đời đã tạo ra “cú hích” đẩy Bình Thuận phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nhất là lĩnh vực du lịch. Sau khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, du khách từ mọi miền đất nước đổ về Phan Thiết chỉ mất từ 30 phút đến 2 giờ thay vì phải đi nhiều giờ đồng hồ như trước.

Theo phê duyệt của Bộ Giao thông Vận tải thì sân bay Phan Thiết sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Đến năm 2020 sẽ khai thác máy bay ATR 72, F70 và tương đương. Định hướng đến năm 2030 sẽ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương. Sân bay có năng lực khai thác đến năm 2020 là 500.000 hành khách/năm và đến năm 2030 là 1.000.000 hành khách/năm.

Phát triển đô thị du lịch và dân cư

Với hơn 70% số cơ sở lưu trú, hơn 80% công suất buồng phòng của ngành du lịch Bình Thuận đều tập trung tại Phan Thiết cùng với các dịch vụ du lịch đang phát triển tại đây, Phan Thiết đang là một thành phố du lịch sôi động và hiện đại. Nhưng như thế cũng chưa đủ, các nhà đầu tư sẽ tăng tốc để đón đầu cơ hội này, bởi du lịch tăng trưởng sẽ thúc đẩy thương mại – dịch vụ tăng theo.

Chưa hết, hiện nay hàng loạt dự án lớn đang khởi động: Cải tạo nâng cấp QL1A, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết – Nha Trang, cảng Vĩnh Tân, … đã kiến cho “nút thắt” giao thông của Bình Thuận đang được tháo gỡ, để tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào du lịch, biến Mũi Né - Phan Thiết thành điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới.

Nhiều người ngạc nhiên vì lần đầu tiên ở Việt Nam có một doanh nghiệp tư nhân mạo hiểm đầu tư 1.600 tỷ đồng làm sân bay theo hình thức BOT. Bởi theo các chuyên gia về kinh tế đầu tư BOT làm sân bay tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Đông, chủ tịch Tập đoàn Rạng Đông: "Bản thân sân bay tạo ra sự lan tỏa, làm tăng giá trị các dự án khác mà Rạng Đông đang đầu tư như: Sealink, sân golf, khu đô thị phố biển …".

Khi có sân bay thì điều hiển nhiên bất động sản ở Phan Thiết, đặc biệt là phân khúc biệt thự, căn hộ cao cấp sẽ tăng giá trị. Do vậy, nhiều nhà đầu tư khác đã nhanh chóng đầu tư xây dựng các dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Phan Thiết - Mũi Né. Tiêu biểu như dự án nhà phố biển nghỉ dưỡng Queen Pearl do hệ thống Danh Khôi phát triển. Tọa lạc ngay cửa ngõ “thu đô Resort Việt Nam”, cạnh sân bay Phan Thiết với mức giá chỉ từ 600 triệu đồng /sản phẩm, Queen Pearl đang gây “sốt” thị trường BĐS nghỉ dưỡng tầm trung.

Mong sân bay từng ngày

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Tú Minh - Chủ tịch UBND xã Thiện Nghiệp,nơi xây dựng sân bay Phan Thiết cho biết: "Người dân địa phương ai cũng mong sân bay này vì Thiện Nghiệp là một xã thuần nông, nhưng chỉ sản suất được một vụ màu do thiếu nguồn nước trầm trọng...Việc xây dựng sân bay Phan Thiết sẽ tạo điều kiện cho xã phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, chuyển đổi ngành nghề sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế".

Cuối tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng. Ông Hai cho rằng tiến độ triển khai dự án sân bay Phan Thiết vẫn còn chậm, đồng thời đưa ra những giải pháp chỉ đạo các sở ngành địa phương khẩn trương giải quyết những vướng mắc sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để dự án sân bay Phan Thiết có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2018 theo kế hoạch đề ra.

Bình luận (0)

Lên đầu trang