(CAO) Đường Vành đai 3 - TPHCM có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 91km, đi qua TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Trong đó, dự án thành phần 1A dài khoảng 8,75km (6,3km qua địa bàn Đồng Nai và 2,45km đi qua địa bàn TPHCM) dự kiến khởi công vào quý I/2022 sẽ là “đòn bẩy” nâng tầm thị trường bất động sản tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam bộ nói chung.
Dự án thành phần 1A (thuộc đường Vành đai 3 – TP HCM) dài khoảng 8,75km, trong đó 6,3km qua địa bàn Đồng Nai và 2,45km đi qua địa bàn TPHCM. Điểm đầu dự án giao đường tỉnh 25B (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM).
Dự án được xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h. Tổng mức đầu tư 5.329,5 tỷ đồng, gồm nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc - EDCF và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Giai đoạn một, dự án làm đường rộng 20-26m cho 6 làn xe, vận tốc 80 km/h. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) đến TP HCM và Bình Dương; tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách… Đặc biệt, dự án hoàn thành sẽ tạo “sức bật” cho thị trường bất động sản tại huyện Nhơn Trạch, nhất là các dự án đất nền, nhà phố, nhà liền kề… Trong tương lai, huyện Nhơn Trạch sẽ là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Đồng Nai.
Khu dân cư Long Hội Central Point nằm ngay mặt tiền đường DT769 (đường Lý Thái Tổ, xã Long Tân và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), quy hoạch trên khu đất có tổng diện tích gần 10 héc ta, được ví như “hòn ngọc viễn đông”. Không chỉ sở hữu vị trí lý tưởng mà dự án còn có đầy đủ pháp lý, đáp ứng tiêu chí mà các nhà đầu tư đang săn lùng.
Phối cảnh khu dân cư Long Hội Central Point
Long Hội Central Point tung ra thị trường 521 sản phẩm. Sau khi hoàn thành, dự án đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho khoảng 1.056 người dân sinh sống. Thời gian tới, hàng loạt tiện ích như chợ, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện… sẽ mọc lên để phục vụ và nâng tầm đời sống của người dân.
Về tổng thể, dự án vành đai 3 TPHCM dài hơn 90 km đi qua 4 tỉnh, thành: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An và được chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 - Bến Lức. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương) dài 16 km đã đầu tư hoàn thành.
Theo nghiên cứu, giai đoạn 1 của dự án vành đai 3 sẽ giải phóng mặt bằng cho giai đoạn hoàn chỉnh (8 làn), xây dựng trước 4 làn và đường song hành hai bên với mức đầu tư 83.290 tỉ đồng. 4 địa phương có dự án đi qua đều thống nhất về sự cần thiết đầu tư đường vành đai 3 giai đoạn 2021-2026, đúng như lộ trình mà Chính phủ đã đặt mục tiêu.
Mới đây, 4 địa phương cũng thống nhất kiến nghị được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) để đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 83.290 tỉ đồng. Trường hợp vốn ngân sách trung ương không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, các địa phương đề xuất trung ương hỗ trợ toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.971 tỉ đồng. Đối với phần xây lắp, các địa phương sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp với tình hình thực tế.
Dự án Đường vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1697/QĐ-Ttg ngày 28/9/2011.