Trung Thu đúng nghĩa của trẻ thơ đã chết?

Thứ Ba, 11/08/2015 20:00  | Phan Vũ

|

(CAO) Ngày nay, chúng ta ít khi được thấy hình ảnh những đứa trẻ nô đùa bên những ánh đèn lồng Trung thu hay rồng rắn kéo nhau đi xem múa lân đêm rằm. Thay vào đó là những buổi tối lạnh lẽo, tẻ ngắt, cầm trên tay chiếc lồng đèn pin rồi vứt xó. Và tệ hơn, nhiều đứa trẻ còn không biết Trung thu là gì.

Những ngày cũ, cứ dịp Trung thu là đèn lồng ở khắp mọi nơi, mùi bánh nướng thơm lừng, âm thanh vui nhộn phát ra từ những tốp trẻ rước đèn, những ông Địa chú Lân sặc sỡ. Ngày nay, người ta quá tập trung vào công việc mà quên đi niềm vui của con trẻ. Và hậu quả là đến Trung thu chúng chỉ biết loanh quanh với những trò chơi tự tạo, không hề biết rằng Trung thu từng là một ngày Tết dành riêng cho mình.

Những đứa trẻ cười vui bên chiếc lồng đèn “đẹp nhất”

Trung thu ngày nay chỉ đơn giản là một ngày lễ để người lớn tiệc tùng hay tranh thủ tặng nhau những món quà vật chất, chẳng mấy ai để ý đến đời sống tinh thần của những đứa trẻ đang bị “công nghiệp hóa” như chính cuộc sống của họ.

Còn ở miền quê, Trung thu thiếu thốn vật chất vốn dĩ là phải có được niềm vui về tinh thần. Nhưng vẫn không, ngày Trung thu, đứa nào may mắn thì được mua cho những chiếc lồng đèn nhựa vô hồn, còn những đứa không may thì thậm chí còn không biết được Trung thu là gì. Và ngày Tết Thiếu nhi đúng nghĩa của những đứa trẻ cứ thế chết dần đi.

Phim ngắn về Trung thu Nghe những niềm vui (lấy cảm hứng từ phim ngắn Thì sông cứ chảy), khiến người lớn lặng đi khi nhắc lại một Trung thu đúng nghĩa cho trẻ: có sự say mê lắp ráp lồng đèn, có niềm vui thích khi đốt nến và có sự quan tâm sẻ chia của người lớn.

Phim ngắn “Nghe Những Niềm Vui” đã nói hộ lòng bất cứ đứa trẻ nào về một mơ ước đêm Trung Thu:

Những người làm cha làm mẹ, nếu đọc được những dòng này xin hãy tạm gác lại công việc, dành cho con 5 phút, lắp ráp lồng đèn, chơi Trung thu với con. Đừng để ký ức về một Trung thu vui vầy mãi mãi bị lãng quên.

Bình luận (0)

Lên đầu trang