Bác sĩ 2 bệnh viện mổ dị tật hiếm gặp cho thai nhi trước khi chào đời

Thứ Năm, 24/01/2019 16:03  | Ngô Đồng

|

(CAO) Thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nguy cơ tử vong ngay khi chào đời đã được bác sĩ 2 bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 1 phối hợp thành công giúp sản phụ giữ lại được con của mình.

ThS.BS. Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc BV Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, đây cũng là lần đầu tiên bác sĩ hai bệnh viện phối hợp thực hiện kĩ thuật đưa em bé ra ngoài tử cung trước khi sinh, nhằm bảo toàn tính mạng cho trẻ.

Theo đó, bé gái là con của sản phụ 30 tuổi ở Phú Yên. Cháu bé được phát hiện mang bướu bạch huyết dưới cằm vào lúc 19 tuần tuổi. Dị tật này trước đây thường dẫn đến phương án hủy thai vì thai nhi bị chèn ép đường thở, sẽ tử vong ngay khi sinh.

Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đã theo dõi tình hình thai phụ, khi thai đủ 38 tuần, bác sĩ lên kế hoạch mổ bắt con.

Sau khi hội chẩn với các bác sĩ BV Nhi Đồng 1, các bác sĩ quyết định thực hiện kĩ thuật đưa em bé ra ngoài tử cung trước khi sinh để giúp người mẹ giữ lại con của mình.

Theo đó, ca mổ bắt con đã được hiện tại Bệnh viện Từ Dũ, một bé gái nặng 3,4kg chào đời trong sự chào đón của ê kíp bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bé gái mang bướu bạch huyết được cứu sống, đang tiếp tục được điều trị tại BV Nhi Đồng 1 chờ phẫu thuật khối bướu

BS Đào Trung Hiếu cho biết, đây ca mổ sinh cân não vì phải mổ thông đường thở cho em bé trước khi cắt rốn. Thông thường bánh nhau sản phụ sẽ tự bong trong vòng 5 phút sau khi bé chào đời. Khi nhau bong, quá trình cung cấp oxy giữa mẹ và bé bị chấm dứt, em bé sẽ tử vong nếu không thở hoặc được hỗ trợ hô hấp kịp thời. Tuy nhiên, nếu thời gian bong nhau thai quá lâu, người mẹ có nguy cơ tử vong vì mất máu.

BS Đào Trung Hiếu cho biết, với kỹ thuật đưa em bé ra ngoài tử cung trước sinh được áp dụng thành công, sẽ giữ lại được nhiều thai nhi bị một số dị tật. Sau khi sinh, các bác sĩ sẽ sửa chữa dị tật cho các bé và có thể các bé sẽ phát triển như bình thường sau này.

Tại thời điểm phẫu thuật, khối bướu bạch huyết của thai nhi đã phát triển dài khoảng 10cm. Khối bướu phát triển lan vào khoang cảnh, khoang sau hầu, khoang cổ sau, khoang dưới hàm, khoang dưới lưỡi bên trái. Khối bướu cũng đẩy lệch khí quản sang phải khiến các bác sĩ không quan sát được khí quản vùng hầu họng.

Sự phối hợp giữa hai chuyên khoa sản nhi diễn ra nhịp nhàng, mất 8 phút để đặt ống nội khí quản, 2 phút sau đó, nhau thai bong ra. Như vậy, các bác sĩ sản khoa đã kéo dài thời gian bong nhau thai lên đến 10 phút, bé chào đời an toàn.

Sau khi mổ bắt em bé ra ngoài, em bé với khối bướu to vùng cổ, được đặt trên bụng mẹ và được đặt ống nội khí quản ngay lập tức. Sau khi sinh, bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng 1 để tiếp tục được phẫu thuật lấy khối bướu trên mặt.

BS Đào Trung Hiếu cho biết, với kỹ thuật đưa em bé ra ngoài tử cung trước sinh được áp dụng thành công, sẽ giữ lại được nhiều thai nhi bị một số dị tật. Sau khi sinh, các bác sĩ sẽ sửa chữa dị tật cho các bé và có thể các bé sẽ phát triển như bình thường sau này.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu cho biết, dạng bướu của bé là dạng bướu tân dịch hay bướu bạch mạch, bướu bạch huyết, là một bất thường bẩm sinh của hệ bạch huyết, dẫn đến hình thành những u có nhiều nang hoặc một nang. Dạng thương tổn này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên trong một số nghiên cứu cho thấy u thường xuất hiện nhiều ở vùng đầu, cổ và nách. Loại bướu u nang bạch mạch ở bệnh nhi không phải là một loại bướu hiếm. Mỗi năm, bệnh bệnh viện phẫu thuật 30-40 ca loại bướu này.

Chỉ sau một đêm, bé trai bị khối bướu xâm chiếm gần hết khuôn mặt
 

Bình luận (0)

Lên đầu trang