Co.opmart là siêu thị được người tiêu dùng yêu thích và tin tưởng nhất

Thứ Sáu, 09/11/2018 09:48  | Nguyễn Hiếu

|

(CAO) Đây là kết quả khảo sát của Kanta trong “Brand Health Check” được công bố tại “Hội thảo xu hướng bán lẻ thị trường Việt Nam 2018 – 2020 và định hướng phát triển của Saigon Co.op trong thời gian tới”đã diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 7-11-2018 vừa qua.

Theo ông Đức, mô hình hợp tác xã đã và đang phát triển mạnh mẽ tại các nước trên thế giới với những ưu điểm đặc trưng rất riêng. Tại Mỹ, vẫn còn tồn tại mô hình hơp tác xã dù phát triển nhiều hình thức bán lẻ hiện đại.
Hiện tại, Saigon Co.op có 100 siêu thị trên tổng cộng hơn 600 điểm bán với ước tính có hơn 1 triệu khách hàng đến tham quan mua sắm mỗi ngày. Bên cạnh những mô hình hiện tại, Saigon Co.op sẽ tiếp tục phát triển những mô hình bán lẻ mới để có thể đạt 2 triệu khách hàng tại hơn 2.000 điểm giao dịch tại Việt Nam và các vùng lân cận trong năm 2020.

Đây là hội thảo có quy mô lớn và duy nhất dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh tại thị trường bán lẻ Việt Nam từ trước tới nay. Hội thảo đã quy tụ các các công ty nghiên cứu thị trường, các diễn giả quốc tế và hơn 300 các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự. Hội thảo là sự kiện giúp các nhà bán lẻ, doanh nghiệp trong nước có thể định vị mình trên bản đồ bán lẻ Việt Nam cũng như nhanh chóng cập nhật xu hướng bán lẻ quốc tế.

Những xu hướng định hình tương lai bán lẻ sẽ định hình theo những đặc điểm chính như cầu về sự tiện lợi, nhu cầu cao cấp hóa nâng tầm đời sống, người tiêu dùng kết nối. Đây là đối tượng mục tiêu khách hàng lớn của nhà sản xuất và bán lẻ trong tương lai. Cuộc cách mạng sức khỏe và thế hệ người tiêu dùng tương lai là thế hệ gen Z.

Đặc điểm đáng lưu ý là thị trường Việt Nam đang đứng hàng đầu về kết nối internert. Trung bình hàng tuần người Việt Nam dùng đến hơn 24 giờ để kết nối internet. Người tiêu dùng không còn là hành trình mua sắm đơn tuyến mà là mua sắm đa kênh. Nên nhà bán lẻ cần chuẩn bị gì cho phương án mua sắm đa kênh đó. Đi kèm nhu cầu mua sắm đa kênh thì thanh toán không tiền mặt là xu hướng tất yếu. Các nhà bán lẻ VN cần hợp tác để tạo ra sự khác biệt. Trước hết, cần phân nhóm cửa hàng và quản trị vận hành, sự cam kết, cá nhân hóa, hợp tác và sự khác biệt.

Ông Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op phát biểu khai mạc hội thảo

iệt Nam vẫn là thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ của kênh bán lẻ với 26% thị phần, tốc độ tăng trưởng 11,8% ; bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%.

Ông Diệp Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op cho biết dù được đánh giá là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op vẫn không chủ quan mà hiện phải tập trung cao độ để đầu tư cho công nghệ thông tin, nguồn vốn, quản trị doanh nghiệp để có thể giữ vững vị trí dẫn đầu trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Tính 5 năm gần đây, các nhà bán lẻ nội, đặc biệt Saigon Co.op vẫn duy trì tốc độ phát triển đối với ngành hàng tiêu dùng nhanh. Riêng ở mô hình siêu thị và siêu thị mini bán lẻ nội vẫn chiếm ưu thế nhưng đại siêu thị và cửa hàng tiện lợi thì vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn.

Định hướng phát triển mạng lưới này sẽ được từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phù hợp cho từng mô hình bán lẻ. Đối với riêng Saigon Co.op, trong tương lai, giá trị truyền thống sẽ giữ chừng mực và ứng dụng công nghệ để nâng cao trình độ tiêu dùng, nâng cao mô hình bán lẻ Việt Nam, ông Đức cho biết. Trong định hướng 5 – 10 năm tới, Saigon Co.op sẽ áp dụng nhiều công nghệ khác biệt để dẫn dắt thị trường, đồng thời sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, chiến lược sản phẩm hữu cơ….

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng Giám Đốc thường trực Saigon Co.op trao đổi với các diễn giả tại hội thảo

Chương trình Hội thảo gồm các nội dung chính như bán lẻ Việt Nam nhìn ra thế giới, sự chuyển mình của các nhà bán lẻ Việt Nam, cuộc đua của các nhà bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam, xu hướng ứng dụng công nghệ trong bán lẻ hiện tại và tương lai và nội dung định hướng của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng được xem là hàng đầu Việt Nam của Saigon Co.op. Bên cạnh các nội dung chính, Hội thảo còn có phần thảo luận trao đổi và tương tác giữa các diễn giả và khách mời hết sức sôi động xoay quanh các vấn đề về xu hướng bán lẻ thế giới, xu hướng khu vực và lộ trình cần thiết để bán lẻ Việt Nam nhanh chóng tham gia cuộc chơi lớn.

Xu hướng chung của thị trường bán lẻ Việt Nam là nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được ảo hóa bằng công nghệ IT cho phép nhà kinh doanh biết khách hàng mình là ai, muốn gì trước khi phục vụ họ. Bằng cách phân tích dữ liệu lớn để người kinh doanh biết trước nhu cầu khách hàng để phục vụ tốt hơn. Việt Nam đang trong giai đoạn tốt của ngành bán lẻ, sẽ phát triển hơn nữa và thịnh vượng. Vấn đề là nhà bán lẻ làm sao cạnh tranh và đi nhanh hơn đối thủ. Doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, làm chủ kênh mua sắm mạng. Một diễn giả đã kết thúc hội thảo bằng nhận định “Cuộc chơi chỉ vừa mới bắt đầu và sẽ có những tay chơi mới xuất hiện”.

Bình luận (0)

Lên đầu trang