TPHCM: Mùa mưa năm nay chống ngập ra sao?

Thứ Ba, 14/04/2020 15:53  | Hải Văn

|

(CATP) Mặc dù đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho các dự án chống ngập, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, TPHCM đang bị sụt lún nghiêm trọng do việc khai thác nước ngầm quá mức và bê-tông hóa lan rộng, cùng nhiều nguyên nhân khác làm công tác chống ngập gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết bài toán chống ngập, thành phố và các đơn vị liên quan đã đưa ra nhiều giải pháp chống ngập cho mùa mưa năm nay.

PHẬP PHỒNG LO… NGẬP!

Một số chuyên gia khí tượng thủy văn nhận định, TPHCM đã bị ngập từ 10 - 15%. Thủy triều tại thành phố có xu hướng ngày càng lên cao. Dự kiến trong 7 - 10 năm tới, mưa đổ xuống kết hợp với triều cường dâng, nếu thành phố không có giải pháp chống ngập thì một phần ba diện tích sẽ chìm trong nước, tình trạng ngập lụt được dự báo sẽ phức tạp.

Thủy triều lên cao nhất tại TPHCM thường rơi vào khoảng tháng 11. Những tháng đầu năm không phải cao điểm, tuy nhiên thủy triều và mực nước tại các trạm đo được trong những ngày qua cao hơn so với đỉnh triều cùng thời điểm những năm trước. Trong các ngày từ 10 đến 13- 2-2020, nhiều nơi thủy triều lên khá cao, một số chỗ vượt mức báo động 3. Cụ thể, tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn, lúc 5 giờ ngày 11-2, triều cường đạt 1,65m, lúc 6 giờ ngày 12-2 có thể đạt 1,66m (vượt mức báo động 3 là 0,16m), đỉnh triều lúc 7 giờ ngày 13-2 là 1,57m. Trên kênh Đồng Điền, triều cường đo tại trạm Nhà Bè lúc 4 giờ ngày 11-2 đạt 1,64m, lúc 5 giờ ngày 12-2 là 1,65m, lúc 6 giờ ngày 13-2 là 1,59m.

Ngập nước đang là vấn đề nhức nhối của TPHCM

Chưa kể ngày 8-4, lượng mưa lớn nhất đo được tại Bình Long (Bình Phước) lên đến 97,2mm, Phú Hiệp (Đồng Tháp) 85mm, cầu Cống Bà (Kiên Giang) 44mm, Châu Đốc (An Giang) 27mm. Trong khi lượng mưa trái mùa lớn như trên rất ít khi xảy ra vào tháng 4.

Tuy nước không quá cao như những đợt triều cường cuối năm 2019, song người dân TPHCM vẫn gặp không ít khó khăn vì ngập nước. Khảo sát một số nơi cho thấy, sá ng 12-2 vừ aqua, khu vự cThả oĐiề n(Q2) nước ngập tới gần nửa bánh xe máy. Thời gian này bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, phương tiện lưu thông giảm đáng kể nên không xảy ra tình trạng ùn tắc, xe chết máy. Tại một số tuyến đường ở Q7, như: Lê Văn Lương, Gò Ô Môi..., triều cường dâng cao đến hiên nhà dân.

Ngập nước đang là vấn đề nhức nhối của TPHCM

Cơn mưa trái mùa kèm sấm chớp chiều 9-4 mới đây tuy không lớn, nhưng vẫn làm nhiều tuyến đường ở nhiều quận bị ngập. Co nhữ ng nơi mưa lớ n, nướ cngậ ptớ i60cm, không thoát kịp. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, khi lưu thông qua khu vực gần chân cầu vượt Bình Phước (Q.Thủ Đức) hướng chợ Nông sản Thủ Đức đến ngã tư Ga, nước mưa dồn về gây ngập khá sâu. Anh Nguyễn Văn Hào (ngụ Q.Thủ Đức) cho biết: "Đoạn đường này hễ mưa lớn là ngập. Nhiều lúc mưa lớn gặp thủy triều dâng là ngập gần nửa bánh xe. Đã vậy, còn gặp cảnh nước cống hôi thối, tanh tưởi tràn ra đường...".

Mặc dù hệ thống thoát nước mới được xây dựng, nhưng nhiều đoạn trên QL13 như: khu "mũi tàu" - đoạn giao nhau giữa QL13 cũ và QL13 mới, khu vực trước Công ty Cân Nhơn Hòa, đoạn gần cầu Ông Dầu, cầu Đúc Nhỏ... xảy ra ngập thường xuyên, xe cộ, người dân di chuyển rất vất vả. Mưa cũng làm nhiều tuyến đường ở Thủ Đức, như: Võ Văn Ngân, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân... ngập nhẹ.

Tại một số chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 ở chân cầu Vĩnh Bình, Tỉnh lộ 43 (Q.Thủ Đức), Bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh)..., lực lượng chức năng phải tạm ngưng do mưa lớn chiều 9-4. Tương tự, tại một số quận nội thành, như: 1, 2, 3, Bình Thạnh... khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, mây đen vần vũ, sau đó mưa lớn đổ xuống.

Máy bơm của Công ty Thoát nước đô thị TPHCM ứng cứu trong mùa mưa

Đây là cơn mưa trái mùa nhưng lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa cao nhất chiều 9-4 trên địa bàn TPHCM là ở H.Củ Chi, đo được tới 68,2mm. Trận mưa này cũng làm nhiều tuyến đường ở Q12, H.Hóc Môn... bị ngập vào giờ tan tầm, các phương tiện di chuyển khó khăn. Tại các tuyến đường Song Hành QL22, Nguyễn Ảnh Thủ (Q12), một số chỗ trên QL22..., nhiều đoạn ngập gần nửa mét, xe cộ di chuyển chậm chạp, có túc tắc nghẽn. Để tránh bị chết máy, một số xe phải di chuyển lên vỉa hè mới qua được chỗ ngập.

CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP NĂM NAY

Nhận định về tình hình khí tượng từ tháng 4 đến 12-2020, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết: Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 7 - 10 ngày, phổ biến từ ngày 12 đến 15-5. Những nơi bắt đầu mùa mưa đến trước gồm: Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước; đến muộn hơn gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, TPHCM.

Về lượng mưa, hầu hết các tỉnh có lượng mưa xấp xỉ TBNN, mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng 7. Các tỉnh miền Đông Nam bộ có tổng lượng mưa hụt so với TBNN, các tỉnh miền Tây Nam bộ phổ biến có tổng lượng mưa vượt TBNN. TPHCM có tổng lượng mưa cả năm khoảng 1.800 - 2.000mm. Thời kỳ giảm mưa là khoảng tháng 8 đến tháng 9, mỗi tháng có thể xảy ra 5 - 8 ngày giảm mưa. Ngày kết thúc mùa mưa phổ biến vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12.

Dự báo nhiệt độ trên toàn khu vực có xu hướng tăng, cao hơn TBNN từ 0,4 - 10C. Nửa cuối tháng 4 vẫn có một số đợt nắng nóng kéo dài ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Tây nằm dọc biên giới Tây Nam. Nửa cuối tháng 4, sang tháng 5, TPHCM có một số đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày khoảng 36 - 370C.

Bão, áp thấp nhiệt đới, mùa bão năm 2020 hoạt động trên khu vực Biển Đông có xu hướng muộn hơn so với TBNN. Dự báo số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm nay có khả năng xuất hiện khoảng 12 - 14 cơn. Trong đó, có khoảng 4 - 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ và phía Nam trong những tháng nửa cuối năm. Có khả năng có từ 1 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Nam bộ, trong đó có TPHCM.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều đơn vị đã có kế hoạch ứng phó với mưa lũ, ngập úng. Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP cho biết, đã triển khai nạo vét trong 6 tháng mùa khô, đảm bảo hệ thống thông thoáng, phát huy hết năng lực thoát nước của hệ thống. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các trạm bơm chống ngập do công ty trực tiếp quản lý, vận hành, kết quả 100% máy bơm vận hành tốt, đáp ứng được bơm chống ngập trong tình hình thời tiết mưa bão.

Cạnh đó, Công ty Thoát nước đô thị TP còn vận hành an toàn, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cống kiểm soát triều Bình Triệu, cống kiểm soát triều và trạm bơm Rạch Lăng, góp phần giảm ngập do triều cho khu vực Q.Bình Thạnh. Vận hành, bảo dưỡng van, phay ngăn triều, đảm bảo hoạt động hiệu quả, không xảy ra tình trạng tái ngập do triều. Tăng cường kiểm tra hệ thống thoát nước, phát hiện, xử lý kịp thời các vị trí hư hỏng, nhằm phát huy hết khả năng thoát nước hiện hữu.

Dự án chống ngập quy mô 10.000 tỷ đồng được kỳ vọng giúp thành phố giải quyết vấn đề ngập úng

Một trong những công trình được kỳ vọng mang lại nhiều hiệu quả chống ngập trong năm nay là Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), quy mô đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào giữa năm 2016, nhằm kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 cùng khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Ngày 20-3-2020, UBND TPHCM đã đốc thúc một loạt đơn vị thực hiện các công tác liên quan. Cụ thể, UBND H.Bình Chánh phải xử lý dứt điểm việc bồi thường, tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công dự án. Yêu cầu Công ty cổ phần (CP) Cảng Sài Gòn sớm bàn giao 2 bến phao neo đậu tại cống Tân Thuận cho Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (doanh nghiệp dự án) trước ngày 20-3-2020 để triển khai thi công. Công ty CP Kho cảng xăng dầu hàng không Miền Nam tạm dừng thi công cầu cảng tại vị trí ảnh hưởng đến đoạn đê kè số 2 của dự án.

Sở Giao thông - Vận tải TP được giao đánh giá ảnh hưởng đối với giao thông thủy sau khi công trình hoàn thành, bảo đảm an toàn giao thông thủy trước khi vận hành dự án. Đến cuối tháng 2-2020, tổng giá trị xây lắp của dự án đạt 78%. Từ ngày 20-3, các đơn vị thi công sau khi được bàn giao đồng bộ mặt bằng, sẽ bước vào giai đoạn nước rút trong thi công để cơ bản hoàn thành dự án trong năm nay. Bên cạnh đó, Dự án nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) cũng được chờ đợi hoàn thành trong năm nay, góp phần giải quyết chống ngập cho thành phố.

Bình luận (0)

Lên đầu trang