Sáng nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ giảm, tác động mạnh đến giá của VN-Index: VCB giảm 0,93%, CTG giảm 1,18%, BID giảm 0,58%, EIB giảm 1,92%. CTG đã sụt giảm trên 9% kể từ thời điểm lên đỉnh 2/2016. BID cũng chốt giá thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Tình hình này cũng tương tự ở nhóm dầu khí khi 2 đại gia GAS giảm 2,21%, PVD giảm 2,36%.
Nhờ vào một số blue-chips khác như VNM, VIC, BVH vẫn đang trụ lại ở tham chiếu nên kết thúc phiên giao dịch sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,35 điểm (-0,41%) xuống 573,37 điểm. Toàn sàn có 86 mã tăng, 109 mã giảm và 113 mã đứng giá.
VN30-Index tạm giảm 0,35% sáng nay với độ rộng khá hẹp: 7 mã tăng/13 mã giảm, chưa kể 7 mã khác có nguy cơ giảm bất kỳ lúc nào (bị chặn bán tham chiếu).
Trong khi đó HNX suy giảm nghiêm trọng ở các cổ phiếu lớn, ACB giảm 0,54%; các mã dầu khí khác cũng bị tác động bởi gia dầu PVS giảm 1,81%, PVC giảm 2,82%, PVB giảm 1,28%, PLC giảm 1,84%, PGS giảm 0,51%. Các mã lớn khác giảm có thể kể là VND giảm 0,87%, VCG giảm 1,9%, SCR giảm 1,11%, KLS giảm 8,79%, AAA giảm 0,59%...
VN-Index lao dốc rất nhanh trong chiều nay khi cổ phiếu bị bán tháo trên diện rộng - Ảnh: TVSI.
Các blue-chips lớn mất giá quá mạnh là nguyên nhân chính khiến VN-Index rơi sâu vào chiều nay. VN-30 vào thời điểm đóng cửa giảm 1,24% phiên giảm sâu nhất trong ngày kể từ đáy tháng 1/2015, chỉ có 3 mã tăng/25 mã giảm.
VNM giảm 0,74% lúc đóng cửa. MSN giảm 1 giá, sụt tới 2,68%. VCB giảm 7 bước giá, dưới tham chiếu 1,87%, GAS giảm 7 giá, chốt giảm 3,76%, CTG giảm thêm 1 giá, dưới tham chiếu 1,78%, BID giảm thêm 1 giá, chốt giảm 1,74%, BVH giảm 2 giá, dưới tham chiếu 1,89%...
VN-Index kết thúc phiên giao dịch ngày 29-3 đứng ở mức 568,28 điểm, tức giảm 7,44 điểm (-1,29%). Toàn sàn có 75 mã tăng, 157 mã giảm và 76 mã đứng giá.
HNX-Index cũng giảm 0,64 điểm (-0,8%) xuống 79,79 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 117 mã giảm và 170 mã đứng giá.
Thanh khoản hai sàn tăng mạnh trong chiều nay do hoạt động xả hàng tăng cường độ. Tổng giá trị khớp lệnh lên tới 1.155,6 tỷ đồng, cao hơn phiên chiều hôm qua 21%
VCSC Research đánh giá lần đầu về CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG vì các lý do sau:
* Lĩnh vực môi giới hoạt động xung quanh mục đích đẩy mạnh hoạt động giao dịch ký quỹ (margin). SSI là một công ty môi giới tập trung vào mảng khách hàng cá nhân, với một số lĩnh vực phụ trợ, trong đó có một số hoạt động khá lớn, một số không có giá trị chắc chắn sau khi tính chi phí vốn. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn khác so với báo cáo tài chính của SSI. Hoạt động môi giới có chi phí lớn vì tập trung vào mảng khách hàng cá nhân. Lĩnh vực này yêu cầu giá trị giao dịch lớn như năm 2014 để đủ hoàn vốn. Nhưng lĩnh vực môi giới góp phần cho phép SSI đẩy mạnh cho vay margin, là yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận. Nhận diện các yếu tố tăng trưởng của SSI chủ yếu là nhận định dư nợ margin và khoản chênh lệch giữa cho vay margin và chi phí vốn. Một điểm khác là tuy SSI vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng quy định về đòn bẩy tối đa đối với cho vay margin/vốn chủ sở hữu nên không thể có tỷ lệ đòn bẩy như ngân hàng.
* Hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến định giá. Báo cáo của VCSC Research cũng như báo cáo tài chính của SSI đều không phủ nhận rằng các khoản đầu tư được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận bị ảnh hưởng do dự phòng nhưng công ty dường như đã tránh được các biến động mạnh (có bằng chứng cho thấy vấn đề HNG đã được giải quyết). Tuy nhiên, việc tránh blow-up khác với lợi nhuận cao hơn chi phí vốn. SSI đã không thể đạt được điều này trong 6 năm qua VCSC đánh giá kết quả hoạt động tiếp tục dưới khả quan.
* Tuyên bố của SSI là việc quản lý tài sản và môi giới quốc tế sẽ đột phá chưa thuyết phục. Cả hai lĩnh vực này hiện đang thiếu quy mô và không có lợi thế của công ty đi đầu, và từ trước đến nay không có bằng chứng nào về việc giảm đòn bẩy của mạng lưới bán lẻ hàng đầu ngành. SSI đề ra mục tiêu tung ra gói UCITS trị giá 150 triệu USD trong năm nay. Theo quan sát của VCSC, việc huy động vốn dành cho Việt Nam của các quỹ tập trung vào quốc gia trong 12 tháng qua khá yếu. Vì vậy, khó có thể khẳng định thành công và phải thận trọng và chờ đợi để tiếp cận lĩnh vực này.
* Cải cách thị trường vốn hỗ trợ thanh khoản tăng trưởng. Việc cải cách tăng room khối ngoại, đẩy mạnh cổ phần hóa, giảm sở hữu của nhà nước, giao dịch trong ngày và giao dịch phái sinh và cuối cùng là việc bán khống cổ phiếu sẽ khắc phục tình trạng thị trường chững lại, khi thị trường tập trung vào nhà đầu tư cá nhân chuyển hóa sang thị trường có sự hiện diện lớn hơn của các nhà đầu tư tổ chức.
|