(CAO) Chiều nay (5/3) phiên tòa bắt đầu với phần Viện KSND công bố Cáo trạng truy tố vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ và 84 bị cáo.
Các tội danh xét xử các bị cáo do cáo trạng truy tố là “tham ô tài sản”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trong số này, bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố về 3 tội danh ‘‘tham ô tài sản”, “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng’’.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại toà
Các công ty được gọi là “công ty ma” tại Việt Nam, được Trương Mỹ Lan thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công… “Mạng lưới công ty tại nước ngoài”, Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế” phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa “Nhà đầu tư nước ngoài” để đứng tên cổ phần và quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.
Trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có hàng ngàn công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh (công ty “ma”) được Trương Mỹ Lan tổ chức, thành lập để phục vụ đứng tên các khoản vay khống, chuyển nhượng cổ phần… Thời điểm khởi tố vụ án (tháng 10/2022), trên hệ thống sổ sách của Ngân hàng SCB thể hiện, tổng số tiền Ngân hàng SCB huy động của người dân và vay của các tổ chức khác tại thời điểm ngày 17/10/2022 là 673.586 tỉ đồng (vốn chủ sở hữu của SCB là 21.036 tỉ đồng). Báo cáo rà soát, đánh giá thực trạng tài chính hợp nhất, xác định thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của Ngân hàng SCB và các công ty con tại ngày 30/9/2022, Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu lên đến 443.769 tỉ đồng…
Cập nhật...