(CAO) Với vị trí đặc biệt, nằm bên bờ sông Sài Gòn nên ga ngầm metro Ba Son được thiết kế với tông màu xanh chủ đạo, điểm nhấn là những gợn sóng mềm mại đan xen. Sau khi hoàn thành, ga ngầm Ba Son được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những công trình kiến trúc ấn tượng, sâu dưới lòng đất của TPHCM.
Chiều 4-5, phóng viên Báo CATP đã theo chân đoàn chuyên gia, kỹ sư tại công trình ga ngầm metro Ba Son. Để có thể tiếp cận với tầng B1, hành khách sẽ phải sử dụng cầu thang bộ rộng hơn 3 mét, được lát đá hoa cương
Nhà ga Ba Son được hoàn thiện sớm hơn 1 tháng so với dự kiến, được xem là nỗ lực rất lớn của Ban Quản lý Đường sắt đô thị và các nhà thầu thi công tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) trong thời điểm dịch bệnh COVID – 19 đang diễn biến phức tạp
Tầng B1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động…), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách.
Với tông màu xanh làm chủ đạo, ga Ba Son được thiết kế hình lượn sóng tại tầng 1, giúp khách đi tàu hình dung được sự tươi mát của dòng sông Sài Gòn. Ga Ba Son cùng với ga Nhà hát Thành phố và ga Trung tâm Bến Thành là một trong ba ga ngầm của tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Hành khách đi tàu sau khi mua vé sẽ qua cửa soát vé để đi xuống tầng B2 hoặc B4 (sân ga). Khu vực có tàu dừng, đỗ, đón hành khách.
Khuôn viên phục vụ đi bộ tại tầng B1 khá rộng, giúp người dân khi di chuyển có cảm giác thoải mái
Khu vực cầu thang kết nối vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, về cơ bản đã xong
Cầu thang cuốn và cầu thang bộ nối tầng B1 và các tầng còn lại của công trình ga Ba Son
Nhà ga có 5 lối lên xuống, lối số 1 nằm trên vỉa hè cập tòa nhà VP Bank Tower Sài Gòn; lối số 2 nằm cập vỉa hè bên phía Công ty Ba Son; lối số 3 nằm cập bờ sông Sài Gòn; lối số 4 và 5 kết nối với dự án tòa nhà văn phòng thương mại dịch vụ Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son
Dự án xây dựng tuyến Metro số 1 TPHCM (Bến Thành – Suối Tiên) với chiều dài 19,7km gồm 2,6km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao, với 14 nhà ga bao gồm 03 ga ngầm và 11 ga trên cao. Trong đó ga Ba Son được thiết kế ngầm dài 240m, rộng 34,5m, độ sâu khoảng 20m gồm 2 tầng. Tầng 1: gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, …), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2: là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách
Đại diện chủ đầu tư dự án ga Ba Son cho biết thêm, bên cạnh các vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ nước ngoài, tại ga ngầm Ba Son cũng sử dụng nhiều vật tư do các nhà sản xuất trong nước cung ứng
Dự án Nhà ga Ba Son do Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM phối hợp cùng nhà thầu Nhật Bản xây dựng
Toàn cảnh Nhà ga Ba Son nhìn từ bên ngoài.
Khối lượng toàn tuyến metro còn những gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng khối lượng của toàn dự án đã đạt 84,44%. CP1a (Đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố) khởi công ngày 15 tháng 11 năm 2016; khối lượng thực hiện đạt 88,4%. Trong đó, phần công trình CP1b (Đoạn ngầm từ ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son) khởi công ngày 21 tháng 8 năm 2014; khối lương thực hiện đạt 95,76%. Phần công trình CP2 (Đoạn trên cao và depot) khởi công ngày 24 tháng 7 năm 2012; khối lương thực hiện đạt 92,21%. Phần công trình CP3 (Mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng về thiết bị) khởi công ngày 05 tháng 8 năm 2013; khối lương thực hiện đạt 69,30%
(CAO) Chiều 4-5, tin từ Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM cho biết, tầng B1 của Nhà ga Ba Son (thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên) đã cơ bản được hoàn thành. Đây là hạng mục thi công vượt tiến độ, sớm hơn 31 ngày so với kế hoạch.