Được khám phá trước tiên bởi Đức phát xít trong Thế chiến II, sau đó được các quốc gia khác nghiên cứu phát triển. Lịch sử của tên lửa phòng không vác vai có một bề dày rất đáng nể, thời điểm tên lửa đất đối không đầu tiên hạ được mục tiêu đang bay được ghi nhận vào năm 1959.
Trực thăng phóng bẫy nhiệt để "cắt đuôi" tên lửa phòng không tìm diệt
Do tính cơ động cao nên các loại tên lửa rất dễ che giấu, trở thành thứ vũ khí nguy hiểm, đôi khi trở thành công cụ cho những thế lực xấu. Điển hình như tình hình bất ổn ở Syria, Libya,… và các nước xảy ra chiến tranh, khiến việc kiểm soát kho tên lửa phòng không vác vai trở nên lỏng lẻo.
Verba (Nga)
Theo một thông báo từ Bộ quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động (MANPADS) 9K333 Verba đã được trang bị cho quân đội. Được biết, tên lửa Verba sẽ thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không di động thế hệ cũ của Nga là 9K338 Igla-S.
Verba được xem là hệt thống hệ thống tên lửa phòng không vác vai nguy hiểm nhất thời điểm hiện tại
Hệ thống tên lửa Verba được đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới vì nó miễn nhiễm hoàn toàn với mọi biện pháp đối phó của máy bay chiến đấu hiện nay. Nó có thể phân biệt chính xác các mục tiêu ngay cả khi bị tác động bởi hệ thống mồi bẫy nhiệt thụ động.
Verba có khả năng chế ngự các loại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, trực thăng tiến công, máy bay cường kích, máy bay vận tải,...
Tổ hợp tên lửa vác vai 9K333 Verba
Nó có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 6,5km, độ cao 4,5km, trong khi đó tên lửa Igla tiền nhiệm chỉ đạt độ cao 3,5km và quan trọng hơn nữa là chúng vượt trội hoàn toàn so với tên lửa phòng không di động Stinger của Mỹ chỉ có phạm vi tấn công 4,8km và với độ cao 3,8km.
FIM-92 Stinger (Mỹ)
Stinger được biết đến nhiều nhất ở chiến trường Afghanistan, nơi nó phát huy hiệu quả cao khi hạ thủ được nhiều trực thăng và máy bay. Nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (theo nguyên tắc bắn đuổi). Điều này đồng nghĩa với việc nó tăng khả năng bắn hạ máy bay địch trước khi đối phương chuẩn bị tấn công, hoặc buộc máy bay đối phương hủy bỏ hành động nếu không muốn bị tiêu diệt.
Stinger từng là nỗi ám ảnh của máy bay Nga
Năm trăm bệ phóng mang vác và 1.000 quả tên lửa đã được Mỹ “bí mật” chuyển giao cho lực lượng mujahedeen, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25-9-1986. Tính riêng trong khoảng thời gian hoạt động từ 1986-1989, Nga đã mất gần 270 máy bay bởi loại vũ khí này.
Thiết bị phóng và tên lửa "Stinger"
Tên lửa FIM-92 Stinger là sự bổ trợ hoàn hảo với khả năng dò tìm mục tiêu được nâng cao. Với chiều dài 1,52m, đường kính 70mm, nặng 10,1kg, Stringer có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m. Stinger-RMP Block II - phiên bản hiện đại nhất của "dòng" Stinger, được phát triển từ năm 1996.
Clip tên lửa Stinger tìm diệt mục tiêu:
9K32 Strela (NATO gọi là SA-7 Grail) (Nga)
SA-7 Grail được đánh giá là hệ thống tên lửa phòng không nguy hiểm vì giá rất rẻ, nhẹ, và dễ cất giấu. SA-7 có đầu đạn nhỏ, nên các máy bay bị bắn trúng chỉ hư hại, chứ không rơi. Các loại máy bay hiện đại mới chỉ có thể bị SA-7 phiên bản cải tiến bắn hạ, chứ ít khi bị bắn rơi bởi các phiên bản cũ.
SA-7 Grail là hệ thống rất phổ biến trên chiến trường
Mặt khác, xạ thủ muốn sử dụng nhuần nhuyễn, để có thể bắn chính xác mục tiêu cần thời gian luyện tập tương đối. Trong khi đó, tính hiệu quả của loại vũ khí này chỉ được nâng lên khi có nhiều xạ thủ giỏi nhắm bắn mục tiêu cùng lúc.
Điển hình là cuộc chiến tranh của Ai Cập, diễn ra vào khoảng năm 1969-1970. Có tất cả 36 mục tiêu bị bắn trúng trong 99 lần phóng SA-7, nhược điểm của loại vũ khí này là nó chỉ có khả năng bắn-đuổi, chứ không thể bắn đón đầu hay tìm diệt.
Hiện nó vẫn góp mặt trong biên chế quan đội của nhiều nước
Nga đã viện trợ Strela-2 cho Việt Nam vào những năm 1970 và được gọi là A-72. SA-7 đã gây bất ngờ lớn cho lực lượng máy bay chiến thuật của Mỹ. Chỉ trong năm 1970, 40-50 máy bay đã bị A-72 bắn hạ. Từ 1972-1975 khoảng 204 máy bay đã bị bắn hạ bởi A-72.
Mistral (Pháp)
Mistral do tập đoàn MBDA châu Âu sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1988. Nó có thể gắn trên nhiều phương tiện mang phóng khác nhau như bệ phóng cầm tay, giá phóng trên tàu chiến hay trên các xe trinh sát bọc thép.
Tên lửa Mistral sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng hồng ngoại hai màu sắc giúp đối phó hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu. Nó có tầm bắn tối đa 6 km mang theo đầu đạn nặng 2,95 kg. Cũng cần nói thêm là hệ thống tên lửa vác vai FN-6 của Trung Quốc được thiết kế dựa trên nguyên mẫu của Mistral.
Type-91
Hệ thống tên lửa này do công ty Toshiba sản xuất và trang bị cho lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản từ năm 1994. Đây là thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa Stinger của Mỹ. Ống phóng tích hợp một kính ngắm quang học kèm theo hệ thống nhận dạng mục tiêu.
Đây là thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa Stinger của Mỹ
Type-91 có hệ thống dẫn đường hồng ngoại thế hệ 3 tiên tiến cho phép đối phó hiệu quả với các loại mồi bẫy pháo sáng. Nó có chiều dài 1,43 m, đường kính 80 mm, trọng lượng 11,5 kg, tầm bắn tối đa khoảng 5 km.
9K38 Igla
Tên lửa vác vai Igla-S (NATO định danh là SA-24 Grinch) là biến thể mới nhất của họ tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla. Loại tên lửa này chính thức được chấp nhận biên chế trong Quân đội Nga từ năm 2004 và được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều quốc gia trên thế giới. Một số nguồn quốc tế ghi nhận, Việt Nam cũng sở hữu loại tên lửa này trong biên chế.
Igla-S ngự trị trên ngôi vương một thời gian khá dài
Đây là gia đình tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất của Nga, chỉ đứng sau Verba. Hệ thống này bao gồm 3 biến thể: Igla-1 (NATO định danh SA-16 Gimlet), Igla (NATO định danh SA-18 Grouse) và biến thể hiện đại nhất Igla-S (SA-24 Grinch). Hệ thống Igla có tầm bắn 5,2 km, tầm cao 3,5 km.
Clip Igla-S phô diễn sức mạnh: