Hoàn tất chuỗi 3F, nền tảng kinh doanh F&B mang lại tăng trưởng lợi nhuận 89% cho Masan trong năm 2016

Thứ Sáu, 10/02/2017 11:12

|

(CAO) Theo báo cáo quả kinh doanh của năm 2016 từ Công ty CP Tập đoàn Masan, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 43.297 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt 9.670 tỷ đồng, tăng 44,6% so với năm 2015.

Các mặt hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho Masan là sản phẩm về thịt, thực phẩm và đồ uống với 39.248 tỷ đồng (chiếm 40,3% doanh thu). Trong khi đó mảng khoáng sản và các sản phẩm khác có doanh thu 4.049 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, Masan đạt EBITDA (Lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao) hợp nhất 9.670 tỷ đồng, tăng 44,6% so với năm 2015 nhờ vào sự đóng góp cao hơn của tất cả các lĩnh vực hoạt động. Lĩnh vực nhu yếu phẩm hàng tiêu dùng mang về EBITDA 6.628 tỷ đồng với biên lợi nhuận 17%.

Các lĩnh vực khác như kinh doanh của Techcombank (công ty liên kết của Masan) đạt tăng trưởng lợi nhuận cao và EBITDA của Masan Resources cũng tăng 66,1% trong năm 2016 so với cùng kỳ. Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (trừ thịt) mang lại dòng tiền ổn định cho Masan, nhờ đó tập đoàn cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh tại thị trường nội địa, đặc biệt là ngành đồ uống; tiến tới mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực ASEAN. Việc giới thiệu sản phẩm nước mắm Chin-su Yod Thong tại Thái Lan hồi tháng 9 năm ngoái là động thái đầu tiên của kế hoạch

Cột mốc quan trọng trong năm 2016 mang đến lợi nhận cao nhất từ khi niêm yết đến nay là lĩnh vực Tiêu dùng Chuỗi giá trị thịt và các sản phẩm từ thịt. Kế hoạch sáp nhập thành công Saigon NutriFood, thành lập Masan Nutri-Science, đầu tư chiến lược vào Vissan và khởi công xây dựng trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An, Masan đã chính thức hoàn thiện chuỗi nền tảng 3F (Feed-Farm-Food) tức là từ trang trại đến bàn ăn. Mô hình này đóng góp hơn 50% doanh thu và lợi nhuận của toàn tập đoàn năm qua.

Với khả năng tạo ra dòng tiền lớn, Masan có thể tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa, đặc biệt là vào ngành đồ uống (tăng trưởng 69% đối với sản phẩm đồ uống đóng chai không cồn và 47% từ bia trong năm 2016) và còn có thể mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực.

Khoản đầu tư của Singha vào Masan Consumer Holdings khẳng định chiến lược dài hạn của tập đoàn nhằm phát triển ngành thực phẩm và đồ uống sâu hơn tại thị trường nội địa và rộng hơn tại thị trường khu vực. Masan Group cũng đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới nhằm củng cố hoạt động kinh doanh các ngành hàng và tăng cường nguồn vốn đầu tư lâu dài.

Năm 2017, Masan dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thuần 15-20%. Lĩnh vực sản phẩm nhu yếu phẩm tiêu dùng tiếp tục sẽ đóng góp khoảng 90% doanh thu thuần.

Bình luận (0)

Lên đầu trang