Phát hiện hồ nước trên Sao Hoả: Mở ra khả năng có sự sống

Thứ Năm, 26/07/2018 17:42  | Anh Duy

|

​(CAO) Hôm 26-7, New York Times đưa tin lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một vùng rộng lớn, có khả năng là một hồ nước bên dưới lớp băng trên sao Hoả.

Bởi vì sự xuất hiện của nước dẫn đến khả năng có sự sống nên khám phá này mở ra nghiên cứu về các dạng sống mới bên ngoài trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học Ý đang làm việc với Cơ quan Không gian Châu Âu đã công bố phát hiện này vào hôm 25-7. Họ cho rằng có một hồ chứa chất lỏng rộng 12 dặm bên dưới lớp băng, được các thiết bị radar phát hiện, toạ lạc gần cực nam sao Hoả.

“Nước đang ở đây” – New York Times dẫn lời Enrico Flamini – Cụu giám đốc khoa học của cơ quan không gian Ý nhận định về phát hiện này. “Nó là chất lỏng và là nước mặn có liên hệ với những tầng đá bên dưới. Đây là tất cả thành tố hướng về suy nghĩ có thể tồn tại một dạng sống ở đây hoặc mầm sống đã từng tồn tại nếu trong trường hợp sự sống từng xuất hiện trên sao Hoả”.

Khu hồ này tương tự các hồ ngầm từng được phát hiện trên Trái đất ở đảo Greenland (vùng Cực bắc) và Nam cực. Còn trên Sao Hoả, chất lỏng trong hồ được bảo vệ khỏi sự tàn phá của phóng xạ vũ trụ nhờ lớp băng đông cứng bên trên.

Các nhà khoa học phát hiện một khu vực có chất lỏng trên sao Hoả - Ảnh: NYT

Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng có dòng chảy xuất hiện trên bề mặt Hành tinh đỏ. Có chất lỏng là có sự sống nhưng tại sao đến nay sao Hoả chưa được phát hiện dạng sống nào? Đó là một bí ẩn. Vì khoảng cách khá xa nên các phi hành gia chưa thể đáp xuống hành tinh này để thu thập thêm các mẫu hoá thạch hay các mẫu đá chứa phân tử ở dạng tế bào để nghiên cứu.

Radar khi qúet qua bề mặt đã phát hiện vùng sáng ánh lên mà theo tiến sĩ Roberto Orosei – nhà đồng phân tích ảnh radar từ thiết bị của nhóm nghiên cứu cho rằng “chỉ có cách duy nhất để giải thích cho vùng sáng màu qua quét radar đó chính là sự hiện diện của chất lỏng”.

Ảnh quét radar cho thấy một vùng sáng màu có thể là chất lỏng bên dưới - Ảnh: CreditUSGS Astrogeology Science Center, Arizona State University, INAF

Bình luận (0)

Lên đầu trang