EVN SPC chuẩn bị những giải pháp đảm bảo an toàn cho mùa mưa bão

Thứ Hai, 29/06/2015 14:16  | P.V

|

(CAO) Thời điểm hiện tại đang chuẩn bị bước vào mùa mưa, kèm theo đó là những vấn đề đảm bảo an toàn lưới điện. Chính vì thế, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện công tác chuẩn bị.

Ông Hồ Quang Ái – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam đã trao đổi với phóng viên Báo Công an TP.HCM về những giải pháp đảm bảo an toàn điện cho mùa mưa bão.

Xin ông cho biết, nhằm đảm bảo an toàn lưới điện khi chuẩn bị bước vào mùa mưa, ngành điện phía nam triển khai những kế hoạch, biện pháp gì?

Ngay từ đầu năm 2015, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cụ thể như:

1. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và lực lượng xung kích từ Tổng công ty đến các đơn vị, cơ sở trực thuộc.

2. Lập kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai cụ thể, chi tiết, sát với thực tế, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng đơn vị theo phương châm trong phòng, chống thiên tai. Chuẩn bị sẳn sàng nhân lực, phương tiện, dụng cụ, vật tư, nguồn điện dự phòng, thông tin liên lạc,… và thực hiện diễn tập phương án PCLB nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra và hỗ trợ các đơn vị bạn khi cần.

3. Chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện tổng kiểm tra lưới điện nhằm phát hiện và khắc phục các khiếm khuyết trên lưới điện trước mùa mưa, bão:

- Phát quang lưới điện, khắc phục ngay những khiếm khuyết, tồn tại của thiết bị, móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các vị trí xung yếu, các cột điện ở triền dốc, bờ sông,...) nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn trong mùa mưa bão.

- Kiểm tra và nâng cao độ võng đối với các vị trí vượt sông, vượt đường giao thông, đường dây đi qua vùng lũ, … nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa, bão. Phối hợp với Cơ quan quản lý đường giao thông lắp đặt, sửa chữa và thay thế biển báo an toàn để cảnh báo người đân trong mùa mưa, bão.

Nhằm đảm bảo an toàn lưới điện và ngăn ngừa tại nạn điện cho người dân trong mùa mưa, bão.

Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và an toàn điện cho nhân dân bằng nhiều hình thức: phát tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền cho các hộ dân sinh sống dọc theo lưới điện; lắp đặt pano, biển báo tuyên truyền; phát video clip, tiểu phẩm có nội dung tuyên truyền tại phòng giao dịch khách hàng, trên các màn hình lớn khu vực công cộng; phát nội dung tuyên truyền trên đài phát thanh các xã, phường; thực hiện phóng sự, các đoạn phim ngắn về an toàn điện phát trên đài truyền hình; tuyên truyền trực tiếp tại các trường học, tại các cuộc họp dân tại địa phương (cấp phường, xã, tổ dân phố),…

Tổng công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện công tác chuẩn bị an toàn cho mùa mưa bão

Vài năm trở lại đây, tình hình thời tiết diển biến phức tạp, bên cạnh mưa thường xuất hiện gió, lốc xoáy, có khả năng de dọa các cột, dây điện,… Trong kế hoạch của ngành điện có chú ý gì đến vấn đề này?

Vài năm trở lại đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa thường kèm theo giông, lốc xoáy đã gây ra nhiều vụ sự cố cho lưới điện.

Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác chuẩn bị, tổ chức ứng phó với tinh thần chủ động, tích cực nên đã khắc phục nhanh sự cố, khôi phục hoạt động cung cấp điện tại những khu vực đã bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn nhất, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cấp điện được giao.

Các giải pháp đã triển khai thực hiện như:

1. Thực hiện tổng kiểm tra lưới điện trước mùa mưa, bão để khắc phục các khiếm khuyết tồn tại trên lưới điện, trong đó phải xử lý ngay đối với các vị trí có nguy cơ gây ra sự cố và tai nạn cho người dân.

2. Kiểm tra và nâng cao độ võng đối với các vị trí vượt sông, vượt đường giao thông, đường dây đi qua vùng lũ,… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa, bão; phối hợp với Cơ quan quản lý đường giao thông lắp đặt, sửa chữa và thay thế biển báo an toàn để cảnh báo người đân trong mùa mưa, bão; thống kê và có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý cáp thông tin, cáp viễn thông treo trên trụ điện lực chưa đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

3. Thường xuyên phát quang và dọn dẹp hành lang lưới điện. Vận động người dân sinh sống sống dọc theo lưới điện chặt tỉa cây xanh, chằng néo mái tole, di dời ăng ten ti vi,... để đảm bảo an toàn cho lưới điện.

4. Làm việc với các cơ sở quảng cáo để hướng dẫn biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình trong và gần hành lang an toàn lưới điện cao thế (HLATLĐCA). Phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý biển hiệu, biển quảng cáo,… có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện.

5. Làm việc với chủ đầu tư và đơn vị thi công công trình giao thông, cấp thoát nước về các biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình trong và gần HLATLĐCA. Khi phát hiện có công trình giao thông, cấp thoát nước thi công gần đường dây, bố trí nhân viên thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở đơn vị thi công, người điều khiển các phương tiện cơ giới thực hiện các biện pháp an toàn khi làm việc, thi công công trình trong và gần HLATLĐCA.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những giải pháp của ngành điện thì trong thời gian qua, có một vài sự cố làm mất điện do ý thức của người dân còn kém, ví dụ như lái xe chở cây, cột,… làm đứt đường dây điện, Ngành điện có khuyến cáo gì?

Mặc dù, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai thực hiện các giải pháp nhưng tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó có nhiều vụ việc xảy ra do ý thức của người dân còn kém, điển hình như:

- Sự cố xảy ra vào lúc 08 giờ 22 ngày 18-3-2015: Trong quá trình thanh lý vườn cây cao su, đơn vị cưa cắt cây đã để cây cao su cao hơn 25m và cách pha ngoài cùng của đường dây 18m ngã vào khoảng trụ 632 - 633 gây mất điện tuyến đường dây 110kV Bình Long 2 - Thác Mơ.

Trước đó, CNĐCT Bình Phước đã làm việc với chủ vườn cây cao su về biện pháp an toàn trong quá trình khai thác mủ cao su và khi thanh lý vườn cao su. Tuy nhiên, khi thanh lý vườn cao su, chủ vườn không hướng dẫn lại cho người mua và cũng không thông báo cho CNĐCT Bình Phước để được hướng dẫn biện pháp an toàn khi cưa cắt cây cao su gần đường dây dẫn đến sự cố nêu trên.

- Sự cố xảy ra lúc 15 giờ 42 ngày 09-3-2015: Xe cuốc Công ty Đông Mê Công thi công Quốc lộ 20 đã vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng trụ 168 - 169 tuyến đường dây 22kV 477 Quang Trung làm mất điện một số khu vực thuộc huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.

Trước đó vào tháng 12-2014, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đã phối hợp Sở Công Thương trực tiếp làm việc, cảnh báo Công ty Đông Mê Kông về việc thực hiện các biện pháp thi công để đảm bảo an toàn cho lưới điện.

- Sự cố xảy ra lúc 10 giờ 46 ngày 14-5-2015: Trong quá trình xây nhà, thợ xây dựng đã kéo sắt vi phạm khoảng cách an toàn tại khoảng trụ 19 - 20 tuyến đường dây 22kV 480 Tân Thắng gây tai nạn điện cho chính bản thân và làm mất điện một số khu vực huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương.

Trước đó vào ngày 5-5-2015, Điện lực Dĩ An –Công ty Điện lực Bình Dương đã đến làm việc và lập biên bản cảnh báo vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp đối với công trình này

- Sự cố xảy ra lúc 16 giờ 33 3-10-2014: Cửa hàng Viễn Thông A tháo dỡ bảng hiệu vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp đã gây sự cố tuyến đường dây 22kV 477 Đồng Xoài.

Trước đó, Điện lực Đồng Xoài –Công ty Điện lực Bình Phước đã phối hợp với chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm HLATLĐCA và yêu cầu Cửa hàng Viễn Thông A tháo dỡ biển hiệu vi phạm vào ngày 4-10-2014 (ngày cắt điện TBA 110kV Đồng Xoài công tác). Tuy nhiên, đến ngày 3-10-2014 thì Cửa hàng Viễn Thông A tự ý tháo dỡ biển hiệu vi phạm gây sự cố lưới điện.

Để giảm sự cố về điện còn rất cần ý thức của người dân

Khi xảy ra các vụ việc nêu trên, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời chụp ảnh hiện trường, phân tích nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, đài tuyền hình nhằm ngăn ngừa các vụ việc tương tự.

Để phòng ngừa các tai nạn điện đáng tiếc có thể xảy ra, Tổng công ty Điện lực miền Nam kính đề nghị mọi người thực hiện như sau:
1. Đối với người dân, đặt biệt là các hộ dân sinh sống dọc theo công trình lưới điện cao áp phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng tránh và sử dụng điện an toàn theo quy định pháp luật và không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như:
- Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
- Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
- Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
- Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
- Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
- Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
- Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
2. Khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở; thi công trình gần hành lang an toàn lưới điện cao áp, kính đề nghị mọi người liên hệ đơn vị điện lực gần nhất để được hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn cho lưới điện và ngăn ngừa tai nạn điện cho bản thân.

Bình luận (0)

Lên đầu trang