(CAO) Trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, chưa từng có một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 Blackbird nào bị bắn hạ. Bởi chiếc siêu máy bay này sở hữu công nghệ tàng hình vượt trội, cùng tốc độ bay khủng khiếp, nên hiện tại nó vẫn giữ nhiều kỷ lục mà chưa một máy bay quân sự nào có thể phá vỡ được.
SR-71 Blackbird là máy bay do thám tầm cao, tốc độ nhanh, do đội Skunk Works thuộc tập đoàn Lockheed của Mỹ phát triển vào những năm 1960 - giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. SR-71 dài 32,74 m và cao 5,64 m, trọng lượng không tải là 30.600 kg.
Chiếc máy bay này sở hữu vận tốc gấp 3 lần vận tốc âm thanh và cho đến bây giờ vẫn giữ kỷ lục là máy bay có người lái nhanh nhất thế giới. Với tốc độ gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Để dễ hình dung, ảnh chụp từ SR-71 có chiều cao gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest và các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia.
Các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia.
Đây là loại máy bay được thiết kế với hệ thống tiếp liệu trên không. Ngoài ra, khung máy bay được cấu tạo từ titanium và sơn màu xanh dương đậm (gần như đen), giúp tăng thải nhiệt từ bên trong, đồng thời nhằm mục đích ngụy trang. Khi thực hiện nhiệm vụ, một phi công chính sẽ lái máy bay và một sĩ quan điều khiển hệ thống do thám trong khoang phụ.
Chỉ 12 trong số 32 chiếc từng gặp tai nạn nhưng hầu như là do lỗi kỹ thuật.
Chỉ có 32 chiếc SR-71 "ra lò" và đưa vào phục vụ trong giai đoạn 1964 tới 1998. Dù có đến 4.000 tên lửa nhắm vào SR-71, nhưng hầu hết chúng không thể đuổi kịp tốc độ khủng khiếp của chiếc máy bay này. Chỉ 12 trong số 32 chiếc từng gặp tai nạn nhưng hầu như là do lỗi kỹ thuật, chứ chưa từng có chiếc nào bị bắn rơi.
Kính chắn gió của SR-71 trong buồng lái được làm từ thạch anh. Nhiệt độ bên trong kính chắn gió có thể lên tới 121 độ C khi máy bay thực hiện nhiệm vụ.
Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại.
Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương.
Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.
Phi công Liên Xô Viktor Belenko, người đã đào thoát sang Nhật Bản bằng một chiếc MiG-25 vào ngày 6-12-1976, đã viết trong một cuốn sách của mình những nhận xét khi những chiếc MiG-25 và các kế hoạch nhằm tiêu diệt SR-71 đều gặp thất bại: "Máy bay do thám Mỹ SR-71, đã rình mò ngoài khơi bờ biển, trong không phận của Liên Xô, chụp ảnh hàng trăm dặm địa hình trong nội địa. Họ (Mỹ) chế giễu và đùa giỡn với những chiếc MiG-25 được tung lên để đánh chặn.
Khả năng tiếp liệu trên không cho phép SR-71 thực hiện các nhiệm vụ tầm cao và xa.
Chúng thường kéo cao đến độ cao mà các máy bay chiến đấu không thể đạt được, hoặc bay với tốc độ khó ai bì kịp. Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa.
Nhưng do những hạn chế về máy tính nên điều này không thể thực hiện được. Bởi SR-71 bay quá cao và nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, trong khi SR-71 có thể đạt được trần bay cao hơn thế . Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71".
Sở hữu công nghệ tàng hình cùng tốc độ bay khủng khiếp, SR-71 giữ kỷ lục về loại máy bay quân sự nhanh nhất trên thế giới.