Giáp phản ứng nổ ERA
Từ năm 2004, Viện T thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu phát triển giáp phản ứng nổ để khắc chế các loại đạn lõm chống tăng thông thường.
Giáp phản ứng nổ ERA được trang bị trên rất nhiều xe tăng hiện đại
Năm 2007, Viện T đã hoàn thành thiết kế giáp thế hệ một và đang phát triển hoàn thiện giáp thế hệ hai có khả năng chống đạn B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3).
Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới, được dùng trong chiến đấu.
Tính năng kỹ thuật giáp do Việt nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới, được dùng trong chiến đấu.
Cũng theo cán bộ trực tiếp nghiên cứu, giáp phản ứng nổ của Việt Nam với trọng lượng nhẹ, tháo lắp dễ dàng, nhanh gọn hoàn toàn tích hợp được trên loại xe tăng hiện có của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Khối điện tử của tên lửa Igla
Trên cơ sở làm chủ công nghệ, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cải tiến, nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516. Kết quả, 2/4 bảng thuộc khối điện tử đã được nội địa hóa hoàn toàn (sản xuất từ vật tư, linh kiện trong nước), qua thử nghiệm tương thích và hoạt động tốt cùng các bảng nguyên mẫu trong cơ cấu phóng; 2 bảng còn lại đang được nghiên cứu theo hướng sử dụng linh kiện trong nước kết hợp với nước ngoài, bước đầu cho kết quả tốt.
Nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516 trong tên lửa Igla
Vài năm trở lại đây, Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong ngành công nghiệp tên lửa. Chẳng hạn như Viện Thuốc phóng thuốc nổ thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã chế tạo thành công nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có chất lượng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng đang thực hiện đề án chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp mang tên TL-01. Đầu tháng 9-2014, Quân chủng Phòng không – Không quân cho bắn thử nghiệm thành công 3 tổ hợp tên lửa C125-2TM cải tiến. Theo các thông tin trên phương tiện truyền thông, các tổ hợp tên lửa bắn thử nghiệm thuộc dự án cải tiến tổ hợp tên lửa C125-2TM.
Radar định vị mục tiêu thụ động
Trong tác chiến hiện đại, mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch.
Mạng lưới radar đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cảnh báo sớm
Qua gần 4 năm triển khai, trung tuần tháng 11-2014, tổ hợp radar thụ động đầu tiên ký hiệu RTh chế tạo trong nước đã chính thức được nghiệm thu. Máy bay tàng hình dù hiện đại đến đâu nhưng trong quá trình hoạt động nó vẫn phải sử dụng radar, khí tài gây nhiễu, thiết bị nhận dạng địch - ta, hệ thống liên kết dữ liệu, các thiết bị trinh sát, dẫn đường, định vị và liên lạc,...
Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu
Các đài thu của radar thụ động như RTh sẽ bắt được những tín hiệu này, qua đó xác định được tọa độ mục tiêu. Radar thụ động có khả năng sống sót cao gấp nhiều lần so với radar chủ động và gần như không thể bị gây nhiễu.
Súng diệt tăng SPG-9T2
Loại súng không giật SPG-9 cỡ 73 mm được Liên Xô chế tạo từ năm 1962 nhằm thay thế súng không giật B-10 cỡ 82 mm. Tuy được chế tạo từ cách đây 50 năm nhưng SPG-9 vẫn là loại vũ khí uy lực.
Việt Nam đã cải tiến súng diệt tăng SPG-9T2 để gắn trên xe thiết giáp, bọc thép,...
Sát thủ diệt tăng SPG-9T2 vẫn là một trong những loại vũ khí chống tăng tốt. Được dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành của đối phương ngoài ra còn được dùng để tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong các công sự kiên cố và các hỏa điểm của địch.
Tuy được chế tạo từ cách đây 50 năm nhưng SPG-9 vẫn là loại vũ khí uy lực.
Việt Nam hiện cũng đã nghiên cứu thành công và chế tạo súng chống tăng SPG-9T2 với một loạt các cải tiến phù hợp với địa hình nước ta. Nhất là tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...
Clip súng chống tăng SPG9-T2 do Việt Nam sản xuất:
Súng phóng lựu tự động AGS-17
Loại súng này do Liên Xô thiết kế. Với tốc độ bắn rất cao, đạn sát thương mạnh, súng phóng lựu AGS-17 được xem là một trong những vũ khí được đánh giá là có khả tiêu hao sinh lực bộ binh rất mạnh mẽ.
Súng phóng lựu tự động AGS-17
Vũ khí này còn được coi là khắc tinh của chiến thuật biển người – nghĩa là một bên dùng số lượng áp đảo của mình tấn công ào ạt đánh giáp lá cà, chấp nhận thương vong bởi lúc xung phong sẽ bị hoả lực của đối phương dễ dàng làm tiêu hao.
Vũ khí này còn được coi là khắc tinh của chiến thuật biển người
Việt Nam đã nhập khẩu số lượng tương đối súng phóng lựu AGS-17 từ Nga và hiện nay chúng ta trực tiếp là nhà máy Z125 đã sản xuất hàng loạt loại vũ khí sát thương bộ binh cực mạnh này trang bị cho các đơn vị trong toàn quân.
Tự đóng tàu chiến
Sáng 17-7-2014, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378. Đây là loại tàu chiến đấu tên lửa hiện đại, được trang bị vũ khí điều kiển tự động, có nhiều đặc tính ưu việt, lần đầu tiên được triển khai đóng mới tại Việt Nam.
Tàu tên lửa HQ-378
Đây là hai tàu chiến có khả năng cơ động nhanh, được trang bị nhiều khí tài và trang thiết bị hiện đại. Sau khi thử nghiệm thành công, 2 tàu tên lửa được bàn giao cho Lữ đoàn 167-Vùng 2 Hải quân với nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 25-9-2014, tại Hải Phòng, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục CNQP) đã tổ chức bàn giao Tàu pháo TT400TP số hiệu HQ275 (chiếc thứ 4) cho Quân chủng Hải quân.
Tàu pháo HQ-272
Trước đó, Tàu pháo mang số hiệu TT400TP số 1 do Công ty đóng tàu Hồng Hà thực hiện đã được bàn giao cho Quân chủng Hải quân để đưa vào sử dụng vào ngày 16-1-2012. Đây là chiếc tàu quân sự hiện đại đầu tiên do Việt Nam sản xuất.