20 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới

Thứ Bảy, 30/04/2016 04:55  | Đồng Dương

|

(CAO) Tập đoàn Credit Suisse, có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ vừa đưa ra bảng xếp hạng 20 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Bảng xếp hạng này tuân thủ theo 6 tiêu chí đánh giá gồm số lượng quân chính quy (5%), xe tăng (10%), số trực thăng chiến đấu (15%), số máy bay (20%), số tàu sân bay (25%) và số tàu ngầm (25%).

Dĩ nhiên những tiêu chí trên chưa thể xem là phản ánh được đúng sức mạnh quân sự của các nước do nó còn thiếu nhiều hạng mục quan trọng như: việc hiện đại hóa vũ khí, kinh nghiệm trận mạc, công tác huấn luyện,... Chính vì vậy, bảng xếp hạng vẫn xoay quany tính chất tham khảo. Tuy nhiên, cũng như các bảng xếp hạng khác, top 5 nước dẫn đầu vẫn được xem là những quốc gia thật sự mạnh về quân sự.

1. Mỹ

Mỹ chưa bao giờ rời top dẫn đầu trong các bảng xếp hạng về quân sự. Đơn giản vì Mỹ là nước sở hữu lượng tàu sân bay nhiều nhất thế giới, cũng như là quốc gia đứng đầu về vũ khí hạt nhân. Đồng thời, số lượng quân nhân chính quy của Mỹ luôn được duy trì với số lượng đông đảo và được huấn luyện bài bản.

Ngân sách quốc phòng: 601 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 1.400.000

Xe tăng: 8.848 chiếc

Máy bay: 13.892 chiếc

Tàu ngầm: 72 chiếc

2. Nga

Luôn đứng vị trí thứ hai ngay sát Mỹ, Nga luôn cho thấy mình là đối trọng của Mỹ trong việc đầu tư cho quân đội. Kể từ năm 2008, ngân sách chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gần 1/3 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong 3 năm tới. Hiện nay, Nga đang gặp một số khó khăn trong việc sản xuất vũ khí xuất khẩu, do gặp phải những đối thủ cạnh tranh lớn như: Mỹ, Israel,... Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Nga vẫn được duy trì tốt, do quốc gia này đã kí được một số hợp đồng "béo bở" với Trung Quốc.

Ngân sách quốc phòng: 84,5 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 766.055

Xe tăng: 15.398 chiếc

Máy bay: 3.429 chiếc

Tàu ngầm: 55 chiếc

3. Trung Quốc

Trung Quốc chưa bao giờ giấu tham vọng hiện đại hóa quân đội và tự phát triển các loại vũ khí hiện đại. Bất chấp những cáo buộc sao chép vũ khí, Trung Quốc vẫn mua vũ khí của Nga sau đó tự "sao chép" gần như nguyên mẫu, tạo thành các phiên bản nội địa.

Ngân sách quốc phòng: 216 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 2.333.000

Xe tăng: 9.150 chiếc

Máy bay: 2.860 chiếc

Tàu ngầm: 67 chiếc

4. Nhật Bản

Tuy là nước có diện tích nhỏ so với một số cường quốc khác nhưng Nhật Bản luôn duy trì và phát triển tốt những vũ khí mình đang sỡ hữu. Được sự giúp đỡ không nhỏ từ Mỹ, Nhật Bản đã có những phát triển vượt bật về quân sự, hiện quốc gia này cũng đang phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5.

Ngân sách quốc phòng: 41,6 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 247.173

Xe tăng: 678 chiếc

Máy bay: 1.613 chiếc

Tàu ngầm: 16 chiếc

5. Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia sở hữu số lượng quân nhân chính quy đông đảo, chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, lực lượng quân đội của quốc gia này được đánh giá là chưa thực sự được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Thế nhưng, Ấn Độ vẫn là nước đã tiếp cận việc phát triển vũ khí hạt nhân và hiện vẫn đang hợp tác với Nga sản xuất một số vũ khí thế hệ mới.

Ngân sách quốc phòng: 50 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 1.325.000

Xe tăng: 6.464 chiếc

Máy bay: 1.905 chiếc

Tàu ngầm: 15 chiếc

6. Pháp

Pháp là nước có quân đội được đào tạo chuyên nghiệp, thêm vào đó kinh nghiệm quân đội nước này được nâng cao nhờ thường xuyên tham gia các cuộc điều động binh sĩ tới châu Phi để chống khủng bố và giúp ổn định tình hình chính trị ở nhiều nước tại lục địa đen. Pháp cũng là một trong những nước sản xuất vụ khí để phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Ngân sách quốc phòng: 62,3 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 202,761

Xe tăng: 423 chiếc

Máy bay: 1.264 chiếc

Tàu ngầm: 10 chiếc

7. Hàn Quốc

Hàn Quốc sở hữu một lượng lớn tàu ngầm, trực thăng chiến đấu và đông đảo quân chính quy. Dù là quốc gia nhỏ nhưng trước người láng giềng "khó đoán" Triều Tiên nên Hàn Quốc duy trì số xe tăng nhiều nhất và sở hữu lực lượng không quân đứng hàng thứ sáu trên thế giới.

Ngân sách quốc phòng: 62,3 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 624.465

Xe tăng: 2.381 chiếc

Máy bay: 1.412 chiếc

Tàu ngầm: 13 chiếc

8. Ý

Quân đội Ý được đánh giá tầm trung ở Châu Âu nhưng nước này hiện đang sở hữu lực lượng hải quân hùng hậu với hai chiếc tàu sân bay cùng hạm đội tàu ngầm hiện đại. Không quân của Ý cũng được xếp vào hạng tương đối cao, nhờ việc đào tạo rất bài bản.

Ngân sách quốc phòng: 34 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 320.000

Xe tăng: 586 chiếc

Máy bay: 760 chiếc

Tàu ngầm: 6 chiếc

9. Vương quốc Anh

Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch vận hành chiếc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth năm 2020. Đây là chiếc tàu sân bay có thể chở 40 chiếc F-35B điều động trên phạm vi toàn thế giới. Quân đội Anh được đào tạo rất chuyên nghiệp nên dù có số lượng không cao, quân đội Anh vẫn được quân đội các nước khác kính nể.

Ngân sách quốc phòng: 60,5 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 146.980

Xe tăng: 407 chiếc

Máy bay: 936 chiếc

Tàu ngầm: 10 chiếc

10. Thổ Nhĩ Kỳ

Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng quân đội lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải. Mặc dù không có tàu sân bay, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có lượng tàu ngầm cùng xe tăng, máy bay trực thăng chiến đấu rất lớn.

Ngân sách quốc phòng: 18,2 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 410.500

Xe tăng: 3.778 chiếc

Máy bay: 1.020 chiếc

Tàu ngầm: 13 chiếc

11. Pakistan

Pakistan có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới. Pakistan cũng được cho là đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân với tốc độ nhanh, trong thập kỷ tới nước này có thể trở thành quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới.

Ngân sách quốc phòng: 7 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 617.000

Xe tăng: 2.924 chiếc

Máy bay: 914 chiếc

Tàu ngầm: 8 chiếc

12. Ai Cập

Ai Cập có hơn 1.000 chiếc xe tăng M1A1 Abrams, rất nhiều chiếc trong đó vẫn đang để kho và chưa bao giờ dùng tới. Đa số vũ khí của Ai Cập đều được hỗ trợ từ Mỹ, khiến nước này trở thành một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất và lâu đời nhất tại Trung Đông.

Ngân sách quốc phòng: 4,4 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 468.500

Xe tăng: 4.624 chiếc

Máy bay: 1.107 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

13. Đài Loan

Cũng nhận được hậu thuẫn từ Mỹ nên Đài Loan dễ dàng có được khả năng tự trang bị, nâng cấp bằng hàng loạt vũ khí hiện đại, trong đó không thể không kể đến một số lượng lớn máy bay và xe tăng.

Ngân sách quốc phòng: 10,7 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 290.000

Xe tăng: 2.005 chiếc

Máy bay: 804 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

14. Israel

Do nằm ở một khu vực có nhiều bất ổn, đặc biệt là những tranh chấp dai dẳng với quốc gia láng giềng Palestine nên Israel trở thành nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển nhất thế giới. Do có diện tích nhỏ nên quân đội Israel ưu tiên tuyển nữ, điều này đồng nghĩa với việc nữ giới cũng phải tham gia nghĩa vụ quân sự như nam.

Ngân sách quốc phòng: 17 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 160.000

Xe tăng: 4.170 chiếc

Máy bay: 684 chiếc

Tàu ngầm: 5 chiếc

15. Úc

Quân đội Úc có quy mô tương đối nhỏ. Họ nhận được điểm thấp vì số quân chính quy ít, số xe tăng cũng như máy bay không nhiều. Úc cũng không được đánh giá cao về khả năng đào tạo quân đội nhưng quốc gia này vẫn có số lượng khá về tàu ngầm và trực thăng chiến đấu.

Ngân sách quốc phòng: 26,1 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 58.000

Xe tăng: 59 chiếc

Máy bay: 408 chiếc

Tàu ngầm: 6 chiếc

16. Thái Lan

Thái Lan có trong bảng xếp hạng vì sở hữu tàu sân bay và có lực lượng quân chính quy lớn. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan không được đánh giá cao trong khu vực do kinh nghiệm chiến đấu ít.

Ngân sách quốc phòng: 5,39 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 306.000

Xe tăng: 722 chiếc

Máy bay: 573 chiếc

Tàu ngầm: 0 chiếc

17. Ba Lan

Nếu so với quốc gia đứng sau là Đức thì Ba Lan kém hơn một bậc. Tuy nhiên, quốc gia này xếp trên Đức là nhờ sở hữu số lượng xe tăng lớn và hạm đội tàu ngầm nhiều hơn. Việc tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với Nga sau vụ sát nhập Crimea cũng là yếu tố khiến Ba Lan tăng thứ hạng.

Ngân sách quốc phòng: 9,4 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 120.000

Xe tăng: 1.009 chiếc

Máy bay: 467 chiếc

Tàu ngầm: 5 chiếc

18. Đức

Đức không có tàu sân bay và tương đối ít tàu ngầm, nhưng quân đội Đức lại được đánh giá cao nhờ khả năng phát triển kỹ thuật quân sự. Đức cũng là quốc gia nổi tiếng trên thế giới trong việc sản xuất các vũ khí mang tính cơ giới hóa cao như: xe thiết giáp, xe tăng, pháo,...

Ngân sách quốc phòng: 40,2 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 179.046

Xe tăng: 408 chiếc

Máy bay: 663 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

19. Indonesia

Quân đội Indonesia được đánh giá cao do lượng quân chính quy thường trực đông đảo. Là quốc gia có biên giới biển rộng lớn nhưng Indonesia có lực lượng không quân và hải quân có quy mô tương đối nhỏ. Gần đây, do phải đối phó với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải nên quốc gia này sắp sửa kí kết những hợp đồng mua bán vũ khí lớn.

Ngân sách quốc phòng: 6,9 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 476.000

Xe tăng: 468 chiếc

Máy bay: 405 chiếc

Tàu ngầm: 2 chiếc

20. Canada

Không có gì lạ khi Canada đứng chót trong bảng xếp hạng. Bởi nước này tuy có lãnh thổ rộng lớn nhưng thiếu tàu sân bay. Các trang bị khác như: xe tăng, trực thăng tấn công, tàu ngầm,... đều khá khiêm tốn. Có thể lí giải việc này là do Canada gần như không có tranh chấp biên giới với bất kì quốc gia nào nên việc đầu tư cho quốc phòng chưa cao.

Ngân sách quốc phòng: 15,7 tỉ USD

Số lượng quân chính quy: 92.000

Xe tăng: 181 chiếc

Máy bay: 420 chiếc

Tàu ngầm: 4 chiếc

Bình luận (0)

Lên đầu trang