Hạnh phúc đầu xuân

Chủ Nhật, 26/01/2020 18:27

|

(CATP) Chưa bao giờ thôi nghĩ và dừng lại với nghệ thuật lân - sư - rồng đã ăn sâu vào máu, Nghệ nhân nhân dân Lưu Kiếm Xương (SN 1950) đón xuân mới với niềm tin và nhiều khát vọng. Theo ông, nghệ thuật lân - sư - rồng truyền thống Việt Nam vẫn đang ngày càng phát triển và trong muôn vàn điều ước, dự định trong năm mới, ông muốn thêm một lần nữa cùng với Đoàn nghệ thuật Lân - Sư - Rồng Nhơn Nghĩa Đường xác lập thêm một kỷlục Việt Nam trong năm Canh Tý 2020.

KHÔNG khó để tìm ra trụ sở Đoàn Lân Nhơn Nghĩa Đường, đồng thời cũng là nhà của Nghệ nhân Lưu Kiếm Xương - người vừa được Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, do có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Nghệ nhân nhân dân Lưu Kiếm Xương hạnh phúc với danh hiệu Nghệ nhân nhân dân

Đó là căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm yên bình nép ven dòng kênh Tàu Hủ, đoạn chảy qua quận 5 - Chợ Lớn ngày xưa đang mỗi ngày chuyển mình phát triển với hàng loạt tòa nhà khang trang, đường sá hiện đại. Nghệ nhân Lưu Kiếm Xương cho biết đây là căn nhà và cũng là cơ sở phòng khám chữa bệnh cơ - xương - khớp cho bà con bằng những phương pháp y học cùng bài thuốc bí truyền của gia đình.

Trong cái gió xuân mơn man những sắc hoa khẽ khàng khoe sắc, ông kể về một hình ảnh lân xưa với tiếng trống dập dồn nơi đầu làng cuối phố. Ông cho biết, tuổi thơ ông đã gắn liền với những tiếng trống lân vang vang nơi đầu phố. Thời đó, khi nhà phố chưa ken đặc, xe cộ chưa tấp nập thì mỗi dịp Tết đến xuân về tiếng trống lân ở khắp nơi. Những chiếc xe múa lân đi vào tận các hang cùng ngõ hẻm. Lúc này, bà con trong khu phố, nhất là trẻ con túa ra xem, không ai bảo ai, tất cả đều tựgiác xếp thành hình chữ U trong không khí hồ hởi, vui vẻ.

Ngày nay, hòa theo dòng chảy phát triển chung của xã hội, phố đã đông người hơn, xe cộ cũng thêm tấp nập và vì để đảm bảo an toàn, thông suốt cho giao thông nên các đội lân không còn được phép biểu diễn trên xe như ngày trước. Không khí múa lân ngày Tết đã chuyển sang một màu sắc khác, tuy có sự sắp xếp, tập trung hơn, đặc biệt là biểu diễn có chốn có nơi, nhưng vẫn không thiếu sựhào hứng của người xem. Ông chia sẻ, các đoàn lân thường múa theo hợp đồng với gia chủhoặc biểu diễn tại các trung tâm văn hóa, các nhà thi đấu thể dục thể thao đểphục vục ộng đồng. Tiếng thùng thình đã thôi vang đầy ngẫu hứng trên đường phố nhưng sự đam mê, yêu thích múa lân vào những dịp Tết đến xuân về của bà con gần như không thay đổi.

Nghệ nhân Nhân dân Lưu Kiếm Xương cũng không rõ múa lân Việt Nam có tự bao giờ. Ông chỉ biết rằng từ nhỏ đã thấy có múa lân, được sống trong không khí tưng bừng và rộn rã của tiếng trống mỗi dịp xuân về. Ông xác định, chỉ riêng gia tộc họ Lưu, đến thời ông đã là thế hệ thứ3 trong gia đình truyền thống về võ thuật và múa lân, hiện tại con trai lớn của ông là Lưu Hoán Phi đang nối nghiệp cha, thuộc thế hệ thứ 4.

Múa lân được lan truyền và trẻ con nông thôn rất hào hứng. Không như những loại hình nghệ thuật khác có vẻ cầu kỳ, trẻ con và trai tráng nông thôn có thểbiến thùng phuy, thùng nước thành trống; biến cây đũa, cây tre thành dùi; bắt chước cha ông gõ lên những nhịp điệu rộn ràng, vui vẻ. Lân ở quê có khi chỉ là chiếc ghế đẩu hoặc ghế nhựa được những thanh niên trai tráng ngẫu hứng đưa lên ngang đầu để múa. Nhiều nơi, trẻ con còn dùng chính những tấm chăn, mền đắp để trùm, để vũ.

Nghệ nhân nhân dân Lưu Kiếm Xương và đoàn lân Nhơn Nghĩa Đường

Múa lân trong thời hiện đại, ở thế kỷ 21 chuyên nghiệp và bài bản hơn. Nhiều đoàn lân lớn nhỏ trên khắp cả nước được mở ra. Hầu như tỉnh nào cũng có đoàn lân được tập luyện và chuẩn bị chu đáo để phục vụ công chúng trong các dịp lễ Tết. “Nhìn trên bình diện chung thì nghệ thuật múa lân - sư - rồng của Việt Nam đang ngày một phát triển. Ngay tại TPHCM, mỗi lần tổ chức Liên hoan thì đã có không dưới 40 đoàn lân từ khắp nơi đăng ký tham gia”, Nghệ nhân Nhân dân Lưu Kiếm Xương chia sẻ.

Đúng như những gì ông nhận định, nghệ thuật lân - sư - rồng truyền thống của Việt Nam đang ngày càng phát triển, danh tiếng của các đoàn lân Việt Nam cũng được lan xa khắp nơi. Đội lân Nhơn Nghĩa Đường của Nghệ nhân Lưu Kiếm Xương rất nhiều lần được mời ra thế giới biểu diễn và liên tiếp gặt hái được nhiều thành tích: Top 3 đội lân dẫn đầu về múa lân thế giới tại cuộc thi Lân Sư Rồng quốc tế 2008 (sau Malaysia và Singapore), giải nhì Cúp Thái Hoàng tại cuộc du đấu múa lân quốc tế diễn ra tại Thái Lan năm 2000…

Cũng như những loại hình nghệ thuật truyền thống tốt đẹp khác của dân tộc, lân - sư - rồng cũng phản ánh nhiều nét văn hóa đậm sắc quê hương của Việt Nam. Nó có thểđược biểu hiện qua những nét vẽ trên đầu lân, sư hay rồng; từ những thanh âm chập cheng và thậm chí là cách gõ nhịp đặc trưng. “Đối với lân - sư - rồng thì cái mình cần nắm đó chính là tinh thần và nghệ thuật biểu diễn sao cho đậm đà bản sắc dân tộc”, ông tóm lược.

Xuân này ở độ tuổi gần “thất thập cổ lai hy”, nghệ nhân Lưu Kiếm Xương cho biết hiện tại ông và đội lân Nhơn Nghĩa Đường đang tiếp tục đặt mục tiêu sẽ lập thêm một kỷ lục Việt Nam mới trong năm Canh Tý 2020.

Bình luận (0)

Lên đầu trang