Mùa xuân của mẹ

Thứ Sáu, 24/01/2020 23:05

|

(CATP) Tết năm 1973, Chi bộ nhà tù Chí Hòa chỉ đạo tất cả chiến sĩ cách mạng đang bị giam ởcác khu trong nhà lao chuẩn bị một cái Tết “lớn”, ăn mừng cho thắng lợi của cách mạng sau khi Mỹ phải ký Hiệp định Paris với chính quyền của ta. Những người tùchính trị đều rộn ràng, hân hoan. Tù nhân chính trị bị giam ở các phòng của các khu trong trại đều chuẩn bị những màn văn nghệ chào mừng mùa xuân thắng lợi.

Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn không qua khỏi cặp mắt cú vọ của đám lính canh và trưởng khu cai quản. Chính sách o ép, tiêu diệt ý chí những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù được gia tăng và triệt để thi hành. Địch hiểu rằng đây là lực lượng cán bộ rất quan trọng của chính quyền cách mạng nên tìm cách hạ uy thế tù chính trị bằng mọi cách: cắt giảm thăm nuôi, tiếp tế (một cách đểtùchính trị liên hệ với bên ngoài nắm tình hình), hạn chế khẩu phần ăn, không cho các phòng giam liên hệ với nhau, di chuyển những người tù từ phòng này sang phòng khác.

Nhưng chúng không ngờ càng o ép thì những người tùchính trị càng đấu tranh một cách quyết liệt. Lãnh đạo chi bộ nhà tù nhận định, nếu lùi bước khi địch tiến thì chúng sẽ tấn công liên tục, do vậy chỉ có cách là quyết chiến. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư chi bộ nhà tùlà bác Hai Nhom (người đã trải qua hai mùa kháng chiến, do một tên chiêu hồi khai báo nên đã bị bắt trên đường lên Sài Gòn chỉđạo phong trào công khai đô thị), tùnhân các phòng bắt đầu tuyệt thực và thường xuyên tổchức hô la chống đối, đòi được thăm nuôi, để tù chính trị được đi lại, thăm nom và sinh hoạt bình thường. Tất nhiên đây chỉ là những khẩu hiệu dân sinh, bước thăm dò để tiến lên đòi sinh hoạt dân chủtrong Nhà tù Chí Hòa.

Cuộc chiến đầu kéo dài cả tuần. Nhiều tù nhân chính trị ngất xỉu được đưa lên bệnh xá, tách khỏi cuộc chiến đấu. Được ở cùng phòng với bác Hai Nhom, tôi thấy bác nhiều đêm trầm tư suy nghĩ, hút hết điếu thuốc rê này đến điếu thuốc khác. Hàng đêm, bác Hai Nhom đến với từng người, đút từng muỗng nước cho những người quá yếu, chăm sóc thuốc men cho những người bệnh như một lương y cần mẫn.

Trong nội bộ cũng bắt đầu xảy ra tình trạng bất đồng ýkiến: chiến đấu tiếp tục hay ngừng lại, chấp nhận kỷ luật của bọn cai tù. Bác Hai Nhom với cái tuổi gần 60 đã đi gần hết các nhà tù Mỹ - ngụy nên với kinh nghiệm chiến đấu tích lũy được đã đưa ra nhiều lý lẽ thuyết phục để đa số tùnhân đồng ýtiếp tục đấu tranh ởmức cao hơn, dù có thể trong đường lối sắp tới có đồng chí sẽ hy sinh.

Tù nhân ở phòng F1 khu FG đã cắt mạch máu cổ tay, tù nhân khu ED rạch bụng đấu tranh. Ngày nào cũng có chiến sĩ được đưa vào khu bệnh xá ID. Bác Hai Nhom cùng chi bộ nhà tù đã đẩy cuộc đấu tranh lên cao trào và sẵn sàng quyết tửnếu đòi hỏi không được đáp ứng. Sau cùng, ban quản đốc trại giam phải đầu hàng, đồng ý để thân nhân tù chính trị vào thăm nuôi, nới lỏng điều kiện sinh hoạt, được ra hồ nước giữa nhà tù tắm và phơi nắng, được đi thăm bạn bè ở những khu khác, được tổ chức sinh hoạt văn nghệ…, một thắng lợi quan trọng của tù chính trị Chí Hòa sau Hiệp định Paris.

Người mẹ miền Nam gói bánh ngày Tết

Những ngày trước Tết, do được thông báo nên gia đình các tù nhân chính trị thăm nuôi con em mình tấp nập. Có cả những bà má, người vợ, người chị từCà Mau, Quảng Trị, Đà Nẵng vào tận Chí Hòa thăm và gặp mặt những người con, người chồng, người em đang chấp nhận tù đày để đổi lấy tự do cho Tổ quốc. Người thì đông, trong khi nơi thăm nuôi tù chính trị rất chật chội, chỉ là dãy hành lang nhỏ, một tấm lưới mắt cáo dày ngăn cách người tù và gia đình. Họ chỉ nhìn thấy mặt nhau, những bàn tay, những khuôn mặt, những nụ hôn chỉ cùng nhau áp qua lưới mắt cáo vô tri, lạnh lẽo. Nhưng như vậy cũng đã là hạnh phúc, dù hiếm hoi, nhất là trong mùa xuân, ngày Tết của dân tộc. Những ngày Tết không được đoàn tụ với gia đình nhưng vì lý tưởng, những người tù đã chấp nhận, không gợn chút buồn.

Sáng sớm hôm ấy, tôi được giám thị nhà lao gọi đi gặp người thăm nuôi. Khỏi nói là tôi mừng biết chừng nào. Được nhìn thấy khuôn mặt mẹ già, được nghe nói những lời thương yêu, nghe tin tức gia đình chuẩn bị thế nào cho Tết, lòng tôi đã xốn xang… Bên cạnh đó, mấy ngày Tết có thêm mấy miếng thịt kho nước dừa do chính tay mẹ tôi làm, nêm nếm với lòng yêu thương gửi gắm cho đứa con của mình có thức ăn quen thuộc trong ba ngày Tết thì quá đã… Tuy nhiên, tôi không để lộ sự háo hức của mình, cố gắng giữ sự trầm tĩnh, hơi có vẻ cao ngạo của người chiến thắng khi đi ngang qua những viên giám thị  ở khu thăm nuôi.

Phòng thăm nuôi rộn ràng, đầy sự vui mừng, tình thân yêu thể hiện trên từng gương mặt cách biệt nhau qua hàng lưới mắt cáo. Mùi mồ hôi, của những giọt nước mắt và những bộ quần áo tùmốc meo trong phòng cấm cố quyện vào nhau, nhưng trên hết là tiếng cười, tiếng nói như chen nhau giành giật khoảng thời gian ngắn ngủi đã được quy định trong buổi thăm nuôi. Căn phòng quá chật nên những người tù phải san sẻ cho nhau thời gian gặp người thân của mình.

Chúng tôi đứng san sát nhau. Chuyện gia đình người này thì người kế bên nghe trót lọt. Chuyện nhà chẳng ai giống ai nhưng nước mắt thì không khác. Tôi vừa gặp mẹ thì bỗng dưng nước mắt rơi xuống lúc nào không hay. Mẹ ngày càng gầy đi, nhưng tôi quyết sẽ không để mẹ lo lắng cho mình. Đã sắp đến ngày về, cách mạng sắp thắng lợi. Mẹ ơi con sẽ về với mẹ. Nói vậy nhưng thật tình tôi cũng chẳng biết đến ngày nào. Tù chính trị mà, phải tỏ rõ khí thế “anh hào trai tráng” chứ! Vì vậy tôi vô cùng khó chịu khi nghe bà cụ nào đó nói với con mình: “Dầu gió khuynh diệp nè, mỗi lần nhức đầu con nhớ xức vô trán rồi xoa xoa hai bên thái dương, giựt gió thì càng tốt nghe. Cái bao tử con làm sao, có ngủ được không? Mày ráng giữ sức khỏe nghe “thằng chó”!”.

Tôi không hiểu tại sao trong nhà tù chính trị lại có một cậu ấm như thế mà cũng dám đi làm cách mạng, kiểu này thì trước sau “thằng chó” này cũng đầu hàng thôi! Chưa nghe thằng con nói tiếng nào, tôi lại nghe tiếp tiếng bà già Nam bộ: “Trời lạnh, con nhớ quấn cái khăn rằn lên cổ, nếu không nó ho hư phổi đó. Hồi trước mỗi lần ởnhà, con ho là mẹ như xé ruột xé gan. Không có tao, chẳng biết mày làm sao… Thôi ráng nghe, chờ ngày về, sắp hòa bình rồi… Không biết bao nhiêu cái Tết rồi con chưa về ăn Tết với gia đình”.

Nghe những lời thiết tha, tôi không nén nổi tò mò nhìn qua hàng rào mắt cáo, thấy một bà cụ chừng ngoài 80, lưng còng, tay chân lụm cụm, tóc bạc trắng… Và tôi lại quay sang nhìn cậu ấm của bà cụ này.

Trời đất, cậu ấm - “thằng chó” của bà cụ chính là bác Hai Nhom!

Bình luận (0)

Lên đầu trang