Làm rõ thông tin về sự đột phá trong công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

Thứ Ba, 07/03/2017 10:00  | Mai Hà

|

(CAO) Qua bài viết “Ngỡ ngàng trước nghiên cứu đột phá trong công nghệ xử lý ô nhiễm, bảo tồn môi trường sống” đăng trên Báo công an TP.Hồ Chí Minh ngày 27/02/2017 nói về sự thay đổi rất lớn của khoa học – công nghệ. Tác giả bài báo nhận được nhiều ý kiến tích cực và nhu cầu cung cấp thêm thông tin, nên viết tiếp bài này hy vọng đáp ứng được phần nào ý kiến của bạn đọc.

Chúng tôi trích một đoạn trong văn bản báo cáo thực trạng và kiến nghị bổ sung lần 2 số 54/VPĐD-MTS ngày 12-2-2017 gửi Chính phủ, các Bộ, Ủy ban liên quan và UBND TP.HCM để làm rõ nguyên nhân dẫn đến khoa học – công nghệ hiện nay bế tắc và sự khai thông bế tắc này:

“Khoa học – công nghệ gặp bế tắc vì không thu hồi và trả lại trái đất các hóa chất lành tính, gây nhiễm độc tích lũy, là món nợ phải trả. Để trả nợ này phải thu được hóa chất ở trạng thái hợp chất vô cơ kết tủa nên phải tạo ra phản ứng hóa học. Muốn vậy phải khai thác triệt để đặc tính và trạng thái (ion) của hóa chất, nó cực mạnh khi đang sinh ra, ví dụ nồi nhôm có thể chứa NaOH loãng, nhưng nếu pha chế nó trong nồi nhôm thì phá hủy nồi ngay.

Kết quả thử nghiệm khí thải đầu ra lò đốt chất thải KT –CP01

Phải khai thác được đặc tính của phản ứng hóa học là trong môi trường thiếu O2 (chân không) nó có phản ứng cực mạnh, nên phụ thuộc ít vào nhiệt xúc tác. Phải khai thác các đặc tính kiềm thổ của canxi và trạng thái Clorua vôi có nhiều ưu điểm của nó. Phải khai thác các đặc tính trên cùng thời gian và đủ để tạo phản ứng kết tủa, nên thiết bị phải đủ dài. Điều này không thể thực hiện trong phòng thí nghiệm mà phải thực nghiệm với quy mô đủ dài – lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoa học – công nghệ bế tắc và cũng là cơ hội cho khoa học thực nghiệm.

Xác định được mục tiêu và biện pháp, chúng tôi đã chế tạo hệ thống thiết bị thực nghiệm có thể thu hồi được các hóa chất có trong chất thải rắn, lỏng, khí và sử dụng trực tiếp các ion trong vôi, lưu huỳnh và muối để nấu bột giấy ở nhiệt độ < 1000C và thời gian < 1 giờ. Nhưng vì vốn các nhân ít mà chi phí hóa nghiệm cao nên trước mắt chỉ đề cập đến kết quả đốt chất thải rắn là:

Vì không có giấy phép và mặt bằng thích hợp nên chúng tôi đốt hỗn hợp các chất tương đương, có khói thải cực kỳ khó xử lý, chứa trong túi đựng, đốt cùng lúc với công suất 20kg/h là: nhớt thải, cao su, nhựa PVC, nhựa PE, căn sơn, chất tẩy rửa, bột mactit, đầu + vảy + ruột cá tươi. Chỉ xử lý khói 1 cấp đã thu được hoàn toàn kim loại năng và Clo: Cd, Pb, Hg,HCl (thu được Clo là xử lý được chất độc hóa học), các hóa chất khác cũng thu được trong thực tế và cả lý thuyết. Thiết bị chỉ thải ra chất đã kết tủa lành tính (vì nước tuần hoàn lại). Đây là bằng chứng đầu tiên khai thông sự bế tắc của khoa học – công nghệ về xử lý ô nhiễm. Là sự khởi đầu rất tốt.”

Hệ thống thiết bị hiện có, dùng để thực nghiệm có thể gọi là “lò đốt không ống khói” có khả năng xử lý chất thải rắn, kể cả nguy hại như: rác thải y tế, chất độc hóa học, thuốc diệt côn trùng, dầu biến thể có PCB; có khả năng xử lý chất thải lỏng, kể cả nguy hại như nước rỉ rác thải, nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da…

Hệ thống thiết bị này đã cung cấp đủ các thông số cần thiết để thiết kế hệ thống thiết bị có công suất theo ý muốn và có khả năng thu hồi hóa chất thải ra theo ý muốn, có vốn đầu tư thấp, đơn giản mà an toàn cao nên quốc gia nghèo, địa phương nghèo cũng có thể ứng dụng được. Chủ trì đề tài cam kết đền bù mọi thiệt hại bằng tài sản thế chấp cho các đối tác liên quan. Chủ đề tài tự tin về kết quả của khoa học – công nghệ vì mọi tính toán – mong muốn của họ đã được thực nghiệm có kết quả cụ thể. Nhưng rất lo lắng về khả năng hoàn vốn, vì vốn là tự túc và đã quá tốn kém trong quá trình nghiên cứu – thực nghiệm.

Hiện nay chủ trì đề tài khoa học – công nghệ này cần được phép đầu tư dây chuyền đốt rác thải nguy hại – y tế công suất 100kg/h (đủ cho bệnh viện rất lớn), cần mặt bằng 200m2 để lắp máy và có nguồn điện 3 pha ≥ 50KW, nguồn nước 02m3/h, nếu được sản xuất để thu hồi vốn đầu tư thi cần thêm 800m2 để làm kho, bãi, hồ sinh thái. Điều này cần sự đồng hành của Nhà nước hoặc sự đồng hành của xã hội, nhất là các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp chuyên ngành.

Việc thu được không chỉ kim loại nặng mà cả các hóa chất khác, dù là sự khởi đầu. Nhưng với khả năng và trì tuệ vô tận của mình, con người sẽ làm được tất cả chỉ cần có khởi đầu tốt, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi. Chúng ta có cớ và có quyền tin rằng con người sẽ thu lại được hóa chất do mình thải ra để trả được món nợ do mình gây ra cho trái đất và bầu khí quyển để bảo tồn môi trường sống, chỉ là nhanh hay chậm phụ thuộc vào lượng thông tin đến bạn đọc để tập hợp được khả năng của mỗi người nhiều hay ít, nhanh hay chậm mà thôi. Vì vậy chúng tôi sẽ đồng hành cùng văn phòng đại diện liên hiệp các hội UNESCO tại thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục thông tin theo yêu cầu của bạn đọc.

Tìm hiểu đề tài này, tôi nhớ lại kỳ tích bắn rơi B52 bằng tên lửa SAMII, đây là điều không tưởng và không thể hiểu được. Bộ đội chỉ cần có ý chí quyết thắng và 2 mẹo lại: B52 gây nhiễu sóng thì bắn vào vùng gây nhiễu, máy bay hộ tống bắt được sóng rada điểu khiển từ mặt đất thì bắn đến độ cao nhất định mới bật sóng điểu khiển, đối phương nhận ra thì B52 đã rơi và rada đã tắt sóng và “chuồn”. Đề tài này cũng có ý chí quyết thắng, cũng có 2 mẹo là: nắm vững kiến thức cơ bản, hóa chất thải ra từ ống khói thì làm lò đốt không ống khói, khói không thoát ra được vì bị hút vào môi trường chân không và tham gia phản ứng rất mạnh trong điều kiện thiếu O2 ,nên dễ dàng tạo ra hợp chất vô cơ kết tủa lành tính.Chỉ khác là bộ đội thì làm theo lệnh và bằng mọi giá, còn chủ đề tài này thì làm bằng lòng tin và tiền túi của mình. Bạn đọc nhìn nhận việc bắn hạ B52 bằng tên lửa SAMII là ngoạn mục, chẳng lẽ không đủ rộng lượng để nhìn nhận đề tài này là ngoạn mục sao?".

Bình luận (0)

Lên đầu trang