Đau nhức thắt lưng hành hạ 80% người trưởng thành

Thứ Sáu, 26/06/2015 10:24  | Chuyên gia Lê Anh Thư

|

(CAO) Đau nhức thắt lưng (hay đau cột sống thắt lưng) là triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh lý cơ xương khớp. Thống kê cho thấy, có khoảng 80% người trưởng thành từng xuất hiện đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Hàng năm, có khoảng một nửa số người trong độ tuổi lao động bị đau lưng và đây cũng là một trong những lý do hàng đầu nghỉ việc để khám bệnh.

Cột sống thắt lưng rất dễ bị tổn thương

Vận động của cột sống, đặc biệt cột sống vùng thắt lưng rất đa dạng, liên quan tới mọi hoạt động của cơ thể nhưng cấu tạo của các khớp ở cột sống lại khá đặc biệt và dễ bị tổn thương. Các khớp ở cột sống đều không có bao hoạt dịch như các khớp ở chi, các khớp liên mỏm bên nối với nhau bằng một lớp sụn mỏng, còn các đốt sống được xếp chồng lên nhau, giữa các đốt sống là các đĩa đệm mà bản chất là một đĩa sụn đặc biệt.

Cột sống hoạt động linh hoạt phù hợp với cuộc sống năng động của con người còn có một hệ thống dây chằng phong phú và vững chắc (dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng bên, dây chằng liên gai, dây chằng vàng…) và hệ thống cơ từ lưng đến vùng chậu và mông. Thắt lưng luôn phải chịu một trọng lực khá nặng.

Chuyên gia Lê Anh Thư

Đa dạng nguyên nhân gây đau

Tuổi tác, vận động, dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương hoặc nhiều bệnh lý khác… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương cột sống. Tình trạng đau nhức vùng thắt lưng tiến triển từ từ và tăng dần, thường bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi lao động (từ tuổi 30). Phần sụn đĩa đệm, sụn nhân nhày cùng với hệ thống các dây chằng, tổ chức xương đốt sống dần suy yếu khiến người bệnh bị đau ở một hoặc cả hai bên thắt lưng.

Tình trạng đau nặng có thể là do sụn đĩa đệm của cột sống dễ dàng “trượt” ra khỏi vị trí “đệm” của mình, gây chèn ép vào các tổ chức xung quanh, đặc biệt là thần kinh chi dưới, gây đau, hạn chế vận động, thậm chí liệt chi... Đau thắt lưng có thể tăng lên khi thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, mang vác nặng, sai tư thế...

Chế độ vận động không phù hợp dễ dẫn đến sụn khớp lẫn hệ thống xương khớp và dây chằng ở cột sống quá tải hoặc yếu ớt. Không chỉ có vậy, làm việc văn phòng, ngồi yên một chỗ và không vận động trong thời gian dài cũng là yếu tố nguy cơ làm các tổ chức vùng cột sống mất sự dẻo dai, đàn hồi và kém nuôi dưỡng… gây thoái hóa sớm. Thói quen đứng hoặc ngồi gù, vẹo làm trọng lực đè nén không đều lên cột sống thắt lưng, ảnh hưởng đến cấu tạo sụn khớp, làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp vùng thắt lưng.

Bổ sung dưỡng chất sinh học UC-II có trong JEX giúp giảm thiểu đau nhức thắt lưng, ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương khớp

Phòng ngừa càng sớm, lưng càng dẻo dai

Ngay khi xuất hiện tình trạng đau nhức thắt lưng, người bệnh nên đi khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh cùng những phương pháp điều trị thích hợp. Song song đó, có thể giảm nguy cơ đau thắt lưng bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, tập vận động vừa sức, đều đặn, làm việc đúng tư thế cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đồng thời, người bệnh cũng cần phòng ngừa nguy cơ và giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp vùng thắt lưng bằng những giải pháp an toàn, hiệu quả như bổ sung sớm dưỡng chất sinh học UC-II từ Viện InterHealth (Mỹ). UC-II đã được các nhà khoa học Mỹ chứng minh có tác dụng giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ gốc các bệnh xương khớp do thoái hóa.

Qua đường uống, 53% UC-II được cơ thể hấp thụ để trở thành nguyên liệu quan trọng trong việc phục hồi tổn thương các mô sụn, 47% còn lại vẫn duy trì cấu trúc phân tử và các đặc tính sinh học tồn tại ở ruột non, tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp tự nhiên, điều hòa thúc đẩy tái tạo các chất căn bản tại mô sụn, giúp phục hồi tổn thương sụn khớp, giảm quá trình viêm gây đau nhức.

Tóm lại, chăm sóc tốt cột sống thắt lưng là vấn đề cần thiết để có một cuộc sống chất lượng và tuổi thọ kéo dài.

Bình luận (0)

Lên đầu trang