Không thiếu sữa tươi cho chương trình Sữa học đường

Thứ Sáu, 09/11/2018 16:49

|

(CAO) Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, trong đó yêu cầu sữa học đường phải là sữa tươi bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Đây chính là điều kiện tiên quyết để Chương trình Sữa học đường thành công và tới giờ, đây vẫn là lựa chọn hàng đầu của phụ huynh tại Việt Nam

Vì sao lại quy định sữa tươi?

Chương trình “Sữa học đường” đặt ra các chỉ tiêu đến năm 2020, 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn của những trẻ tham gia uống sữa được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng; 70% số học sinh mẫu giáo và tiểu học ở vùng thành thị, nông thôn được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường; chiều cao của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010...

Để đạt được các chỉ tiêu trên, trước đó đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Dự thảo quyết định này sau khi đã nghiên cứu về các tiêu chí của chất dinh dưỡng đã đưa ra giải pháp thực hiện của Chương trình là ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020; Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra các quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng; quy định về định mức sữa phù hợp với lứa tuổi …

TH true MILK cũng là hãng sữa đầu tiên có nghiên cứu lâm sàng về sữa học đường với cách làm bài bản
Với quy mô và chất lượng đàn bò sữa ngày càng tăng, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sữa tươi trong chương trình Sữa học đường

Xác định đó là điều kiện tiên quyết để chương trình thành công, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5450/QĐ-BYT về tiêu chuẩn sữa tươi học đường, coi đó là barie để gác cửa, giúp các tỉnh lựa chọn được các nhà thầu cung cấp sữa học đường là sữa tươi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho học sinh mầm non, tiểu học.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm- Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Việt Nam, thực tế cho thấy, khi nói về sữa và quyết định cho con uống sữa nào, bao nhiêu và bao lâu, đó luôn là câu hỏi chung của tất cả bà mẹ có con trong lứa tuổi vàng hiện nay.

Hầu hết các tài liệu, sách, báo chí và lời khuyên của các bác sỹ dinh dưỡng cũng đều khẳng định, từ sau 1 tuổi trở đi trẻ nên uống sữa tươi. Lý do chính là sữa tươi sẽ giúp cho trẻ bù lại những chất sau khi cai sữa mẹ gồm hàm lượng đạm, canxi, photpho và vitamin A luôn cao hơn các loại sữa bột và các chất này cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng và kiểm soát vận động cơ ở giai đoạn sau 1 tuổi đến 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở đi, các chất này sẽ được cơ thể của trẻ tự tổng hợp từ các loại thức ăn khác, trong đó có sữa.

Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cũng cho thấy, hầu hết các quốc gia triển khai Chương trình Sữa học đường đều sử dụng sữa tươi, trong đó ở khu vực Châu Á có Nhật Bản, Thái Lan...

Chính vì thế, căn cứ trên những yếu tố dinh dưỡng và vì mục tiêu nâng cao tầm vóc người Việt hướng tới ngang bằng với các nước trong khu vực và thế giới, việc Thủ tướng Chính phủ có Quyết định ban hành chương trình “Sữa học đường” sử dụng sữa tươi đã được sự ủng hộ rất lớn của người dân.

Đơn vị nào đủ năng lực cung cấp sữa tươi

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), hiện nay, thị trường sữa ở Việt Nam chiếm 60% vẫn là sữa bột hoàn nguyên, 40% còn lại là sữa tươi được sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là năng lực VN chỉ có thể đảm bảo 40% sữa tươi, mà bởi tên gọi sữa chưa rõ ràng (các loại sữa bột pha lại, hoàn nguyên được gọi là sữa tiệt trùng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn là sữa tươi) nên thị trường vẫn còn nhiều sữa dạng lỏng là sữa bột pha lại.

Thực tế, nước ta có rất nhiều các đơn vị sản xuất sữa như TH true Milk, Vinamilk, Mộc Châu, Ba Vì … có khả năng phát triển đàn bò, chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa nguyên liệu với số lượng lớn…Trong đó, mỗi “đại gia” ngành sữa này lại có những thế mạnh khác nhau.

Một trong những doanh nghiệp sữa thành công nhất với việc sản xuất theo chuỗi từ đồng cỏ tới bàn ăn, phát triển sản phẩm hoàn toàn từ sữa tươi chính là tập đoàn TH (nhãn hiệu sữa TH True Milk) thì thực sự là thiếu sót.

Thực tế cho thấy, TH True Milk trong những năm gần đây đã có cuộc “chạy đà” ngoạn mục để khẳng định thị phần sữa tươi ở Việt Nam. Hiện nay, TH True Milk đã đủ năng lực sản xuất từ 200-250 triệu lít sữa/năm (với đàn bò hơn 45.000 con, trong đó hơn 22.000 con đang cho sữa) và có thể tăng gấp đôi sau 1 chu kỳ, khi cần thiết.

Hiện tại, trang trại của “đại gia” TH True Milk ở Nghệ An đã được công nhận là lớn nhất Châu Á. Dự kiến tổng đàn bò của của TH True Milk sẽ tăng lên 137.000 con vào năm 2020, cung cấp khoảng 50% nguồn nguyên liệu sữa tươi của cả nước. TH cũng đang có kế hoạch phát triển trang trại ở nhiều tỉnh thành như Hà Giang, Phú Yên, Sóc Trăng …

Ngày 14-10 vừa qua, tập đoàn này đã nhập gần 1.800 con bò sữa cao sản từ Mỹ với khát vọng nâng cao sản lượng, chất lượng sữa phục vụ người tiêu dùng.

TH true MILK cũng là hãng sữa đầu tiên có nghiên cứu lâm sàng về sữa học đường với cách làm bài bản, có đối chứng khoa học từ năm 2013-2014 để cho ra mắt sản phẩm sữa học đường chuyên biệt TH school MILK.

Với năng lực nnhiều chuyên gia kinh tế nhận định, chương trình “Sữa học đường” sẽ phù hợp nhất đối với “đại gia” TH do có những yếu đảm bảo được các tiêu chí của chương trình này như đã phân tích ở trên.

Theo Cục Chăn nuôi, với nhu cầu mỗi học sinh sử dụng 200ml sữa/ngày nhân với 260 ngày đến lớp nhân với khoảng 11 triệu học sinh mẫu giáo, tiểu học thì sản lượng sữa cần cho chương trình Sữa học đường khoảng 587.000 tấn (587 triệu lít sữa).

Dù chưa có bề dày truyền thống nhưng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, số đầu con tăng 7 – 10%/năm, sản lượng sữa tăng 15 - 17%/năm, cao nhất trong ngành chăn nuôi. Tính đến năm 2017, tổng đàn bò sữa cả nước đạt 302.000 con, sản lượng sữa 881.000 tấn (tương đương 881 triệu lít sữa)

Năm 2018, dự kiến sản lượng sữa nguyên liệu khoảng 960.000 tấn (960 triệu lít), con số này đến năm 2020 là 1 triệu tấn (1 tỷ lít sữa tươi) và hoàn toàn có thể đạt được. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu sữa tươi trong chương trình Sữa học đường.

Bình luận (0)

Lên đầu trang