Những giọt máu nghĩa tình xuyên quốc gia

Thứ Tư, 29/06/2016 11:51  | Ngô Đồng

|

(CAO) Nhu cầu về máu để người mắc bệnh tan máu bẩn sinh (Thalassemia) có thể sống bình thường rất lớn, nhưng không được cung cấp đầy đủ, cần sự chung tay giúp sức của cộng đồng.

Có những trường hợp, cả 3 chị em trong một gia đình đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Rơi nước hơn khi chứng kiến cả 2 mẹ con cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh; nhưng vì khó khăn, những lần truyền máu, người mẹ thường nhường suất của minh cho con.

Cả 2 mẹ con cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Ca sĩ Sỹ Luân đại diện trao quà cho 3 chị em cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Bé Châu, học sin lớp 9, mắc bệnh tan máu bẩm sinh rơi nước mắt chia sẻ: "Có lúc đang học em lại ngất xỉu và cần phải truyền máu, nhìn bạn bè được đến trường bình thường còn em phải vào bệnh viện, em buồn lắm...".

Diễn viên Lan Phương chia sẻ sự cố ngất xỉu sau khi hiến máu cứu người

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, hay bệnh huyết tán bẩm sinh, là bệnh thiếu máu do tan máu. Bệnh kéo dài suốt đời, thuộc nhóm bệnh bẩm sinh, di truyền. Với những bệnh nhân ở thể nhẹ không cần điều trị, tuy nhiên ở thể nặng, bệnh nhân cần được truyền máu thường xuyên để duy trì sự sống.

Theo lời Viện trưởng Viện huyết học truyền máu trung ương, GS TS Nguyễn Anh Trí, căn bệnh tan máu bẩm sinh được xem là quả bom nguyên tử đã nổ tại Việt Nam nhưng không có tiếng động.

Hiện Việt Nam có khoảng 10 triệu người đang mang gen bệnh này trong người, tức là cứ 9 người thì có 1 người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó có 20.000 người ở thể nặng và rất nặng. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ thu được khoảng hơn 1,1 triệu đơn vị máu, trong khi đó, để 20.000 người bị tan máu bẩm sinh có được cuộc sống bình thường (cung cấp đủ máu) cần đến 450.000 đơn vị (khoảng 40% kho máu).

Trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần sự giúp đỡ của cộng đồng bằngn hững giọt máu nghĩa tình

Hàng tháng phải nhập viện để truyền máu và uống thuốc thải sắt, gây tốn kém thời gian cho chính người bệnh và cả thân nhân người bệnh nữa. Thử nhẩm tính, nếu trong gia đình có một người mắc bệnh thôi, thì gia đình ấy khó có thể có cuộc sống sung túc và hạnh phúc; và nếu trong xã hội có nhiều gia đình như vậy, thì xã hội cũng khó có thể phát triển thịnh vượng được.

Nhu cầu máu hiện nay đang rất lớn, tuy nhiên vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Với mong muốn “Kết nối dòng máu Việt”, mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các em nhỏ đang nằm chờ truyền máu mỗi ngày. Chiến dịch Hành trình đỏ kêu gọi cộng đồng nhận thức sâu rộng hơn về hiến máu nhân đạo, tích cực tham gia hiến máu và tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia hiến máu.

Những trái tim thiện nguyện góp phần xoa dịu nỗi đau của căn bệnh tan máu bẩm sinh

Điều đáng trân quý hơn, "những giọt máu nghĩa tình" này hiện không chỉ nằm trong khuôn khổ quốc gia, mà đã lan tỏa tính nhân văn ra ngoài biên giới.

Ông Wanlop, một người Thái Lan, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, nguyên Chủ tịch ủy ban vận động người hiến máu của Hội Chữ thập đỏ Thái Lan cảm thông với tình trạng nghiêm trọng của bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam hiện nay, hiểu được vấn để thiếu máu trong dịp hè nên đã quyết định chung tay, chung sức, chung lòng cùng với chiến dịch Hành trình đỏ.

Ông cho biết, Thái Lan cũng đã thành công trong việc tuyên truyền để ngăn chặn căn bệnh này trong mấy thập kỷ qua.

Năm 2016 này, Công ty C.P. Việt Nam mong muốn tất cả 17.000 nhân viên của C.P. tại Việt Nam được hiểu biết sâu hơn về căn bệnh này, và cũng từ đó nhân rộng ra cho thân nhân, gia đình, đối tác, khách hàng của C.P.

Thông qua chiến dịch Hành trình đỏ, nhiều người nước ngoài cũng cùng chương trình trực tiếp hiến máu. Họ đã góp phần kết nối những trái tim thiện nguyện đến từ đất nước khác nhau.

Bình luận (0)

Lên đầu trang