(CAO) Cây cao su từng một thời “gây bão” khi hàng chục ngàn héc-ta rừng đã bị “khai tử” để nhường đất cho loài cây cho ra "vàng trắng". Tuy nhiên đến nay rừng mất, nhiều diện tích cao su chết yểu, doanh nghiệp lao đao theo dự án.
Điển hình như tại xã biên giới Ia Mơ (H.Chư Prông, Gia Lai) – địa phương có diện tích rừng nghèo chuyển sang trồng cao su lớn của tỉnh Gia Lai (hơn 7.600 héc-ta). Tuy nhiên đến nay, đây cũng là địa phương có số cao su chết nhiều.
Cây cao su trồng giai đoạn năm 2009-2010, giờ mới to bằng bắp tay, nhiều nơi bị cháy khô
Đi dọc tỉnh lộ 665, số diện tích cao su của các đơn vị nằm trong dự án hiện cỏ dại đã mọc cao hơn cây. Cao su trồng từ năm 2009 nhưng nay có chỗ cây mới to bằng bắp tay. Một số diện tích cao su khác bị cháy khô.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp không còn khả năng chăm sóc, bỏ mặc hàng trăm héc-ta cao su. Hậu quả là cùng với chất lượng vườn cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỗi mùa khô, những lô cao su trở thành mồi ngon cho lửa và thành gánh nặng của chính quyền địa phương.
Một lô cây cao su sát TL665 (xã Ia Mơ), cây chết đến 90%
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ cho biết, các đơn vị triển khai trồng cao su trên địa bàn từ năm 2009-2010. Đến nay, các cơ quan chức năng đang thống kê số diện tích cao su chết và kém phát triển trên địa bàn. Nhưng qua quan sát, thì diện tích chết, kém phát triển chiếm khoảng 50%.
Hình ảnh cây cao su chết hàng loạt tại xã biên giới Ia Mơ:
Cây cao su chết khô sau một đám cháy
Cây chỉ còn trơ thân
Cây trồng 10 năm rồi vẫn chưa cho mủ
Theo ông Nguyễn Tấn Anh - Phó Chủ tịch xã Ia Mơ, đất ở đây phía dưới có tầng đất sét và đá, cây cao su không thể đâm rễ xuống
Người dân mong muốn diện tích cao su chết, kém phát triển giao lại cho địa phương đế bố trí đất sản xuất cho người dân