Luật cạnh tranh mới của EU bắt đầu “siết” các gã khổng lồ công nghệ

Thứ Bảy, 09/03/2024 22:45  | Anh Duy

|

​(CAO) Người Châu Âu sử dụng sản phẩm của Apple, Google và các nền tảng công nghệ lớn khác nay có thể vui mừng khi đạo luật mang tính bước ngoặt áp đặt các quy tắc cạnh tranh mới cứng rắn đối với các công ty đã thay đổi trải nghiệm của công dân Liên minh Châu Âu (EU) với điện thoại, ứng dụng, trình duyệt và nhiều thứ khác nữa.

Các quy định mới của EU buộc các công ty phải thay đổi sâu rộng đối với một số sản phẩm công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, bao gồm cửa hàng ứng dụng của Apple (Apple store), nền tảng tìm kiếm và nhắn tin của Google, cả WhatsApp của Meta (công ty mẹ của Facebook).

Và chúng đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu của các cơ quan quản lý nhằm buộc các gã khổng lồ công nghệ phải tuân theo sau nhiều năm cáo buộc họ đã gây tổn hại đến sự cạnh tranh và khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi.

Trong một sự thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm tuân thủ luật pháp, Apple cho biết, họ có kế hoạch cho phép người dùng EU tải xuống ứng dụng iPhone thông qua các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba - lần đầu tiên họ nới lỏng sự kiểm soát đối với hệ điều hành iOS kể từ khi App Store ra mắt 15 năm trước.

Trong một thay đổi quan trọng khác, Google thông tin, họ sẽ thay đổi kết quả tìm kiếm để thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến các trang web đặt vé du lịch hoặc mua sắm so sánh độc lập, thay vì hướng người dùng tới các sản phẩm hoặc các công cụ khác mà hãng sở hữu.

Google cũng sẽ cho phép người dùng hệ điều hành Android chọn trình duyệt và công cụ tìm kiếm ưa thích từ menu tùy chọn khi thiết lập thiết bị của họ lần đầu tiên, thay vì mặc định người dùng sử dụng trình duyệt và công cụ tìm kiếm Chrome của Google. Điều đó có thể tạo cơ hội cho các trình duyệt đối thủ như Opera hay Firefox của Mozilla và các công cụ tìm kiếm cạnh tranh bao gồm DuckDuckGo hay Bing của Microsoft.

Luật mới của EU tác động đến nhiều ông lớn công nghệ 

Trong khi đó, người dùng các ứng dụng nhắn tin như Signal hoặc Viber có thể sớm có thể gửi tin nhắn trò chuyện trực tiếp đến những người sử dụng nền tảng Messenger và WhatsApp của Meta, theo yêu cầu cởi mở mới được đặt ra đối với gã khổng lồ truyền thông xã hội.

Và các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify và Netflix có thể tiếp thị chiết khấu trong ứng dụng của họ cho những người mua đăng ký thông qua các trang web tương ứng của dịch vụ thay vì thông qua hệ thống thanh toán trong ứng dụng độc quyền từng bị các cửa hàng ứng dụng ép buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng.

Những thay đổi trong toàn ngành này có liên quan đến Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA), luật năm 2022 yêu cầu các nền tảng trực tuyến thống trị phải cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn và đối thủ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn. Các nghĩa vụ rộng rãi của nó ảnh hưởng đến sáu công ty công nghệ lớn nhất thế giới: Amazon, Apple, Google, Meta, Microsoft và ByteDance, công ty mẹ của TikTok.

Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết vào giữa tháng 5, danh sách đó cũng có thể bao gồm mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk và Booking.com.

Việc vi phạm DMA có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền lên tới 10% doanh thu toàn cầu của công ty và lên tới 20% nếu tái phạm. Đối với hầu hết các công ty được quản lý, số tiền đó sẽ lên tới hàng chục tỷ đô la.

Trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đã cáo buộc các gã khổng lồ công nghệ độc quyền thị trường kỹ thuật số và sử dụng dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng để củng cố quyền lực hoặc xác định các thị trường mới để thống trị.

Về phần mình, những gã khổng lồ công nghệ khẳng định họ cạnh tranh mạnh mẽ, đã tạo ra những cơ hội quý giá cho các doanh nhân và mở ra hàng tỷ đô la cho hoạt động kinh tế.

Các quy tắc mới rộng rãi của Châu Âu nêu bật sự hoài nghi đối với biện pháp bảo vệ đó và cho thấy cách EU đã dẫn đầu trách nhiệm về quy định công nghệ trên toàn cầu, đôi khi gây ra những tác động lan tỏa cho phần còn lại của thế giới.

Khối thương mại đã thông qua luật toàn diện khác trong những năm gần đây quy định quyền riêng tư kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội và sắp tới là trí tuệ nhân tạo.

Một số quy định của nó có tác động rộng hơn: Vào năm 2022, luật mới của EU buộc Apple phải sử dụng USB-C làm tiêu chuẩn sạc cho các thiết bị di động đã thúc đẩy Apple áp dụng tiêu chuẩn này cho tất cả iPhone mới của mình, kể cả ở Hoa Kỳ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang