Với chủ đề “AI Tái thiết thực tại”, cộng đồng công nghệ sẽ được trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với những bậc thầy trong lĩnh vực AI toàn cầu.
Giáo sư Martial Hebert - “Đại thụ” trong lĩnh vực Robot và Thị giác máy tính
Giáo sư Hebert hiện là Hiệu trưởng Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Tổng hợp Carnegie Mellon (CMU, Mỹ). Đây là ngôi trường luôn dẫn đầu trong bảng xếp hạng thế giới về Trí tuệ nhân tạo của U.S. News & World Report. Trước đó, ông là Giám đốc Học Viện Robot của CMU, dẫn dắt hơn 800 thành viên gồm các giáo sư, nghiên cứu sinh, sinh viên, nhân viên và góp phần đưa ngân sách hoạt động của Viện đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Giáo sư Martial Hebert, Hiệu trưởng Trường Khoa học Máy tính, thuộc Đại học Tổng hợp Carnegie Mellon (CMU, Mỹ).
Giáo sư Hebert sở hữu “gia tài” nghiên cứu đồ sộ như: Tạo ra chương trình Thạc sĩ về Thị giác máy tính đầu tiên của nước Mỹ; Xây dựng thuật toán xử lý dữ liệu 3D từ các cảm biến khoảng cách cho việc phát hiện chướng ngại vật, mô hình hóa môi trường và nhận diện vật thể áp dụng cho dự án phát triển xe tự hành (tiền thân của xe tự lái ngày nay); Dẫn dắt các chương trình nghiên cứu lớn trong lĩnh vực hệ thống tự động, bao gồm robot tự động trên mặt đất và bay trên không; Nghiên cứu và phát triển công nghệ giúp người lớn tuổi và người khuyết tật sống độc lập hơn...
Các nghiên cứu của ông có tầm ảnh hưởng rất lớn, với hơn 60.000 trích dẫn. H-index, chỉ số đo lường mức độ ảnh hưởng và đóng góp của một nhà khoa học, của ông đạt đến 121. Để dễ hình dung, H-index trung bình của các nhà khoa học được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ là 45. Tại AI Day 2023, giáo sư Hebert sẽ có những chia sẻ mới mẻ về các trở ngại chính và giải pháp trong việc triển khai hệ thống AI trong thế giới thực, dựa trên những nghiên cứu mới nhất của 7 khoa trong trường Khoa học Máy tính CMU.
Giáo Sư Simon Lucey - “Người tiên phong” trong ứng dụng mô hình toán làm nền tảng cho nghiên cứu nhận thức thị giác máy tính
Giáo sư Simon Lucey là Giám đốc Học viện Học máy Úc (AIML) trực thuộc Đại học Adelaide, cũng là viện nghiên cứu học máy lớn nhất tại Úc. Từ năm 2009 đến 2014, ông đảm nhiệm chức vụ chủ chốt trong nhiều tổ chức, tiêu biểu như là giáo sư của Học viện Robot tại Đại học Carnegie Mellon (CMU, Mỹ), tham gia nghiên cứu và phát triển xe tự lái tại công ty ArgoAI.
Giáo sư Simon Lucey, Giám đốc Học viện Học máy Úc (AIML) trực thuộc Đại học Adelaide.
Về học thuật, giáo sư Lucey đã xuất bản hơn 300 bài báo, nhận được hơn 14.600 trích dẫn. Những nghiên cứu chủ đạo của ông tập trung vào Thị giác máy tính, Học máy và Robot. Ông cũng đã đăng ký 11 bằng sáng chế về Thị giác máy tính. Đây là thành tích vô cùng đáng nể và là minh chứng cho sự hữu dụng của các nghiên cứu của ông. Tham gia AI Day 2023 lần này, giáo sư Lucey sẽ trình bày về Neural Priors, một khái niệm và hướng đi đột phá giúp các mô hình AI có thể ghi nhớ và tích hợp các kiến thức sẵn có giúp cho việc dự đoán và ra quyết định tốt hơn.
Giáo Sư Anton van den Hengel - “Tượng đài” trong lĩnh vực Học máy
Giáo sư Anton van den Hengel đang giữ nhiều cương vị quan trọng trong cộng đồng học thuật tại Úc. Hiện nay, ông đang quản lý Trung tâm Lý luận tăng cường thuộc Học viện Học máy Úc (Đại học Adelaide) và là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Nam Úc.
Giáo sư Anton van den Hengel, Quản lý Trung tâm Lý luận tăng cường thuộc Học viện Học máy Úc (Đại học Adelaide) và là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Nam Úc.
Giáo sư Anton van den Hengel có hơn 400 bài nghiên cứu và chỉ số H-Index 75. Ông nghiên cứu rất nhiều đề tài quan trọng và được các quỹ khoa học – công nghệ đa quốc gia như Google và Facebook tin tưởng hỗ trợ tài chính lên tới 60 triệu đô.
Trong sự nghiệp của mình, giáo sư Hengel đã dành được nhiều giải thưởng cao quý như Giải thưởng Dịch vụ AI xuất sắc nhất tại Úc vào năm 2021, Giải thưởng Doanh nhân của quỹ Pearcey, Giải thưởng nghiên cứu khoa học xuất sắc cho hợp tác nghiên cứu, và giải thưởng nghiên cứu xuất sắc nhất hội nghị CVPR năm 2010. Ông còn điều hành 5 công ty, nắm giữ 8 bằng sáng chế và một công nghệ y tế được FDA Hoa Kỳ chứng nhận chất lượng.
Trong AI Day 2023, Giáo sư Anton van den Hengel sẽ có bài diễn thuyết về học nữa, học mãi (Continual Learning), một thuật toán giúp cho máy tính không ngừng học hỏi để có thể ứng phó với sự biến đổi liên tục của thế giới. Bài nói này sẽ trình bày về một số tiến bộ gần đây trong phương pháp Continual Learning, bao gồm cả việc sử dụng các mô hình AI để chủ động dự đoán các thay đổi có thể gặp và sinh ra dữ liệu huấn luyện giúp ứng phó với các thay đổi đó.
Giáo Sư Christopher Manning - Nhà nghiên cứu lẫy lừng tại Stanford
Giáo sư Chris Manning hiện đang là Giám đốc tại phòng nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Stanford (SAIL) và đồng giữ chức Phó giám đốc tại Học viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (HAI) Stanford. Những nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, có mục tiêu chính là giúp máy tính có độ nhạy cảm với ngôn ngữ như con người, có thể hiểu, xử lý, và tạo ra nội dung một cách thông minh.
Giáo sư Chris Manning, Giám đốc tại phòng nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Stanford (SAIL) và đồng giữ chức Phó giám đốc tại Học viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm (HAI) Stanford.
Ông cũng là đồng tác giả của cuốn giáo khoa đầu ngành về các “Phương pháp thống kê trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên” (1999) và cuốn “Giới thiệu về Truy xuất thông tin” (2008). Thành tích đáng nể nhất của ông phải kể đến giải nghiên cứu xuất sắc nhất tại nhiều hội nghị đầu ngành như ACL, Coling, EMNLP, và CHI. Ngoài ra, buổi chia sẻ trực tuyến của ông về xử lý ngôn ngữ tự nhiên với Học sâu tại CS224N nhận được sự theo dõi từ hàng trăm ngàn người xem.
Bài phát biểu của Giáo sư Manning lần này hứa hẹn sẽ mang đến những hướng đi mới và những tiến bộ tương lai trong lĩnh vực nghiên cứu mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) cho cộng đồng nghiên cứu tại AI Day 2023.
PGS. TS Angela Yao - Nhà nghiên cứu có thành tích cao tại Đại học Quốc gia Singapore
Tuy thời gian tham gia giảng dạy chưa lâu nhưng Tiến sĩ Yao đã đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. PGS. Yao hiện phụ trách nhóm nghiên cứu Thị giác máy tính và Học máy, phát triển những nghiên cứu về phân tích chuyển động của con người qua con mắt của máy móc tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
PGS. TS Angela Yao - Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
Nhận bằng Tiến sĩ tại đại học danh giá ETH Thụy Sĩ, PGS. Yao đã có rất nhiều dự án thành công trong lĩnh vực nhận diện và phân tích dữ liệu mẫu. Năm 2008, bà đã vinh dự nhận được giải thưởng danh giá Pattern Recognition (DAGM) trong lĩnh vực này. Cà còn nhận thêm nguồn tài trợ cho nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo về xử lý hình ảnh và video từ Quỹ Nghiên cứu quốc gia Singapore, và một số tập đoàn lớn như MoE Singapore, AI Singapore, Meta, và Huawei.
Tại AI Day 2023, Tiến sĩ Yao sẽ trình bày về thuật toán nhận diện và phân tính hành vi người, dựa trên các quy trình mẫu của hành động, hứa hẹn đưa đến nhiều góc nhìn mới cho cộng đồng công nghệ tham gia chương trình.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo AI Day 2023 sẽ diễn ra vào ngày 5-6/12/2023 tại The Global City (TP.HCM) với chủ đề “AI tái thiết thực tại” tập trung vào việc đưa các công nghệ của trí tuệ tạo sinh Generative AI vào cuộc sống. Hiện tại, sự kiện đang áp dụng giảm 30% cho vé Early Bird đặt mua trước ngày 28/11/2023.
Tìm hiểu sự kiện tại đây
Mua vé tham gia tại đây