Đoàn kiểm tra do PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM dẫn đầu, tập trung vào vấn đề trái cây, rau củ nguồn gốc Trung Quốc.
Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, 15% sản phẩm nông sản tại chợ có xuất xứ Trung Quốc, dưới 10% nông sản đạt các chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.
Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, 15% sản phẩm nông sản tại chợ có xuất xứ Trung Quốc. Ảnh: NĐ
Ông Nguyễn Nhu, Phó giám đốc Công ty cổ phần quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho biết, chợ chủ yếu hoạt động vào ban đêm gồm 3 nhà lồng với 1.424 ô vựa, với các ngành hàng kinh doanh gồm rau, trái cây, hoa tươi và ăn uống, thuốc tây. Có 945 thương nhân kinh doanh.
Trong năm 2018, tổng lượng hàng nhập về chợ gần 1,4 triệu tấn, giảm 48.677 tấn so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lượng rau là 646.362 tấn, trái cây 688.011 tấn. Lượng hàng bình quân khoảng 3.700 tấn/ngày.
Theo ông Nguyễn Nhu, chợ có 2 mặt hàng rất được quan tâm là trái cây và rau củ quả. Đối với trái cây ngoại có kiểm tra đầu vào, có đầy đủ giấy tờ, chứng từ mới được xuống hàng để bốc xếp vào kho. Phần lớn trái cây ngoại ở chợ đều từ Trung Quốc và chợ có khu vực riêng cho loại trái cây này.
Ông Nguyễn Nhu cho biết, đối với trái cây ngoại nhập là hàng xuất xứ Trung Quốc, chợ có bố trí riêng một khu vực để bán. Ảnh: NĐ
"Chợ có tổ kiểm soát ATTP, kiểm tra các điểm kinh doanh, nhắc nhở thương nhân bảo đảm quy trình ghi chép nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chất phụ gia ngâm tẩy trên trái cây, rau củ quả. Tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ sử dụng hóa chất cao như: măng chua, măng luộc, cải chua, rau muống, bắp chuối bào, hành - tỏi - ớt - sả xay,…Các thương nhân ký cam kết không sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chất tẩy trắng, chất bảo quản độc hại gây nguy hại sức khỏe cho người tiêu dùng và sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.
Đối với mặt hàng trái cây ngoại nhập, trước khi nhập chợ, ban quản lý kiểm tra từng lô hàng, phải xuất trình được các chứng từ mới được bốc hàng xuống để kinh doanh. Đối với trái cây ngoại nhập là hàng xuất xứ Trung Quốc, chợ cũng bố trí riêng một khu vực để bán trái cây Trung Quốc", ông Nhu cho hay.
Qua công tác kiểm tra tại chợ, năm qua Tổ kiểm tra đã lập 120 biên bản nhắc nhở các trường hợp vi phạm nội dung: không khám sức khỏe, không tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, kinh doanh không đóng gói hàng hóa vào bao bì, chế biến, xay sả, hành, tỏi, ớt tại ô vựa không đảm bảo ATTP.
Đối với mặt hàng trái cây ngoại nhập, trước khi nhập chợ, ban quản lý kiểm tra từng lô hàng, phải xuất trình được các chứng từ mới được bốc hàng xuống để kinh doanh. Ảnh: NĐ
"Khó khăn hiện nay là vẫn còn trường hợp ý thức kèm, chưa thực hiện đầy đủ trong việc ghi chép sổ nguồn gốc hàng hóa, khám sức khỏe hàng năm và tập huấn ATTP định kỳ. Ngoài ra, việc vận động thương nhân tham gia xây dựng thương hiệu cá nhân gặp nhiều khó khăn do thương nhân chưa thấy được lợi ích khi tham gia xây dựng thương hiệu. Trong khi xây dựng thương hiệu tốn thêm chi phí in ấn bao bì", ông Nhu cho biết.
Đoàn kiểm tra do PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM dẫn đầu, tập trung vào vấn đề trái cây, rau củ nguồn gốc Trung Quốc. Ảnh: NĐ
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý ATTP TP.HCM, số lượng rau, củ, quả hàng đêm nhập về chợ đầu mối Thủ Đức gần 4.000 tấn, cung ứng cho nhiều chợ, siêu thị,… Hầu như toàn thành phố sử dụng rau, củ quả thông qua kênh này, nên có những thuận lợi nhất định khi nguồn hàng được tập trung về một mối để kiểm tra, kiểm soát chất lượng cũng như giấy tờ nguồn gốc,…
Tuy nhiên, do số lượng hàng hóa quá lớn, gần 4.000 tấn/ngày nên có thể có sự trà trộn hoặc có những hàng kém chất lượng lẫn vào, nguy cơ mất an toàn bao giờ cũng rập rình.
Bà Lan cho rằng, đối với việc kinh doanh hàng nông sản nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, phải có nhãn mác rõ ràng để người tiêu dùng có sự lựa chọn, tránh tình trạng lập lờ.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, số lượng rau, củ, quả hàng đêm nhập về chợ đầu mối Thủ Đức gần 4.000 tấn, cung ứng cho nhiều chợ, siêu thị,… Ảnh: NĐ
Cũng theo bà Lan, test rau củ quả không dễ, một số loại rau có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chuyên biệt sử dụng cho nó nên không dễ như thịt heo mà có thể test chung về hàn the, chất cấm, vi sinh… Mặc khác, chi phí kiểm nghiệm cũng rất cao, trung bình khoảng 3 triệu đồng/mẫu, trong khi bó rau có vài chục ngàn đồng. Do đó nếu lấy mẫu mà không có sự sàng lọc trước bằng test nhanh thì rất khó.
Bên cạnh đó, để có kết quả mẫu kiểm nghiệm thì phải đợi mấy ngày, nếu giữ lô hàng mà khi có kết quả kiểm nghiệm không có chất độc hại, thì chúng ta phải đền bù cho người dân. Còn nếu không giam hàng, cứ để bán thì kiểm nghiệm để làm gì. Đây chính là cái khó đối với vấn đề rau củ quả.
Chợ nông sản Thủ Đức chủ yếu hoạt động vào ban đêm gồm 3 nhà lồng với 1.424 ô vựa. Ảnh: NĐ
Rau củ quả tập trung về chợ. Ảnh: NĐ
Do đó nếu chỉ “trông cậy” vào ngân sách nhà nước, chẳng khác nào “muối bỏ bể”. Do đó, theo bà Lan, phía quản lý chợ cùng tiểu thương nên áp dụng việc lấy mẫu hàng đêm như các siêu thị để kiểm tra chất lượng, đánh giá nguy cơ và có thể ngưng hàng ngay lập tức nếu cần thiết.
“Biện pháp tận gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn là phải làm sao nuôi trồng cho sạch, bảo đảm là chuỗi sạch”, bà Lan nói.
(CAO) Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, nhu cầu thực phẩm trong ngày tết là rất lớn. Đây cũng là thời điểm mà các cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm lợi dụng để “đẩy” ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng.