(CAO) Trước đây, cây Tờ Trung mọc phủ kín khắp các khu rừng tại huyện Kbang (Gia Lai) mà chẳng ai đoái hoài. Nhưng mấy năm gần đây, thương lái Trung Quốc đột nhiên lùng sục khắp nơi để thu mua cây Tờ Trung, khiến người dân đổ xô đi khai thác về bán.
Tờ Trung là loài cây sống ở tầng thấp, mọc nhiều ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Lâu nay, cây Tờ Trung có tác dụng điều hòa nguồn nước đầu nguồn, ngoài ra không được người dân ở đây sử dụng đến.
(CAO) Tại thời điểm kiểm tra, có 5 tấn thanh long đã thành phẩm, được đóng trong 250 thùng giấy, gắn nhãn mác tiếng nước ngoài, mục đích để xuất khẩu.
Cho nên việc thương lái Trung Quốc đến đặt mua khiến nhiều người dân bất ngờ. Người dân trực tiếp đi khai thác cũng như thương lái người bản địa đều không hiểu người ta thu mua các loại cây này với mục đích gì, chỉ biết chung chung là mua về đem sang Trung Quốc.
Ông Đinh Văn Viên (làng Kon Bông 1, xã Đăk Rong, huyện Kbang) cho biết, không ai biết thương lái họ mua để làm gì. Có người mua được giá, với lại cây Tờ Trung cũng có nhiều trong rừng nên người dân cứ thế kéo nhau đi đào về bán. Vào mùa khô, có rất đông người trong làng vào rừng để đào loại cây này.
Rất nhiều người bất ngờ khi loại cây này được
lùng sục tìm mua
Trước đây cây Tờ Trung có rất nhiều ở các cánh rừng, hai bên bờ các dòng suối. Vài năm trước, các thương lái đã vào làng hỏi mua loại rễ này với giá 3.000- 5.000 đồng/kg tươi (tùy từng thời điểm). Thấy thế, người trong làng đua nhau đi đào rễ về bán. Sau đó, người các làng khác cũng đi đào rễ cây Tờ Trung.
Lúc đầu, khi cây có nhiều, các thương lái chỉ mua rễ, mà phải là loại rễ nhỏ mới mua, còn các loại rễ lớn, thân và cành không mua. Sau vài năm người dân vào rừng đào bới rễ Tờ Trung bán cho các thương lái, đến nay loại cây này chỉ còn ở đầu nguồn các con suối và sâu ở các cánh rừng.
Vì vậy, các thương lái không còn “kén chọn” nữa mà mua cả thân cây và loại rễ lớn… Chính vì sự săn lùng gắt gao của các thương lái với giá thu mua ngày càng cao nên người dân ở các huyện miền núi Kbang đã không ngần ngại "xới tung" vị trí trong rừng theo kiểu "tận diệt".
Rễ cây Tờ Trung được phơi khô trước khi bán
Có mặt tại 1 cơ sở thu mua rễ cây Tờ Trung ở xã Đăk Rong, chủ cơ sở cho biết, do có cung ắt có cầu, thấy các thương lái về mua nên tôi đứng ra thu mua từ dân để bán lại. Ban đầu chỉ có một cơ sở, sau này người dân đi khai thác nhiều, các thương lái cũng nhiều người đến mua nên mới mọc ra thêm.
Các thương lái chỉ mua rễ khô, giá thì cũng tùy thuộc vào họ luôn. Chúng tôi cũng không biết rõ họ mua để làm gì, mà cũng chẳng quan tâm lắm, chỉ cần các thương lái thanh toán tiền đầy đủ là được rồi!
Việc khai thác cây Tờ Trung vẫn theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm chứ hầu hết không hề xin ý kiến của cơ quan chức năng. Đặc biệt, hiện nay ngành chức năng chưa có chế tài xử phạt và cách quản lý hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức, tận thu, tận diệt, ảnh hưởng đến an ninh rừng tự nhiên.
Sau một thời gian rễ cây Tờ Trung cũng dần khan hiếm
Ông Bùi Trọng Lượng - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rong cho biết, trong xã có người dân các làng Kon Trang 1, Kon Trang 2, Kon Bông 1 và Kon Bông 2 là đi đào rễ cây Tờ Trung để bán. Họ thường đi đào vào mùa khô, mùa mưa ít đào vì không phơi được.
Không một ai giải thích được vì sao thương lái lại mua loại cây này, chỉ biết trong nước không có ai sử dụng cây Tờ Trung. Hiện tại, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo cho xã vận động người dân không được vào rừng chặt rễ cây này nữa.