Vụ sập cầu Ghềnh: Đang lặn tìm đầu kéo sà lan chìm dưới sông

Thứ Hai, 21/03/2016 15:18  | Thể Trịnh

|

(CAO) Ngày 21-3, chúng tôi có mặt tại hiện trường vụ sập cầu Ghềnh sau vụ sà lan tông gãy hai nhịp hôm 20-3. Lực lượng chức năng đang khẩn trương trục vớt đầu kéo sàn lan đâm sập cầu đang chìm dưới sông. 

19:00 ngày 21/3/2016

Đến 19 giờ, đội thợ lặn đã rút khỏi hiện trường. Một thành viên trong đội cho biết: " Chiếc đầu kéo bị cầu sập đè trúng 1/3 phần đầu nằm hướng quay về phía thượng lưu sông Đồng Nai, chưa ghi nhận sự cố dầu tràn trên sông".

Triều cường và thời tiết bất lợi, tòan bộ hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu tê liệt ảnh hưởng việc lặn xuống sông.​

17:00 ngày 21/3/2016

Đến 17 giờ ngày 21-3 lực lượng chức năng đã cho người lặn tìm chiếc đầu đẩy nằm dưới sông sau vụ tai nạn giao thông. Theo lời người dân theo dõi tại hiện trường cho biết chiếc sà lan chở hàng được một chiếc đầu đẩy trên sông. Lúc sập cầu, nhịp 2,3 của cầu Ghềnh bị sập. Nhiều khả năng nhịp cầu đè lên chiếc đầu đẩy đang nằm dưới sông. Công tác cứu hộ và lặn tìm đang gặp nhiều khó khăn.Thời điểm hiện tại mực nước thủy triều trên sông diễn biến theo chiều hướng bất lợi.

Các thợ lặn đã xuống tiếp cận khu vực.

Canô chở đội thợ lặn đến hiện trường tìm kiếm - Ảnh: Thể Trịnh

 

Người dân theo dõi đội lặn tìm kiếm - Ảnh:

 

16:00 ngày 21/3/2016

Đến khoảng 16 giờ chiều ngày 21-2, đội thợ lặn của công ty lặn Hoàng Đạt, lực lượng PCCC, đội lặn của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai vẫn đang có mặt tại hiện trường vụ cầu Ghềnh sập để khảo sát tình hình và chuẩn bị công tác rà soát, kiểm tra hiện trường trước khi lặn tìm kiếm đầu kéo sà lan bị chìm trên sông.

Công tác tìm kiếm, cứu hộ vẫn đang được thực hiện khẩn trương.

Sau cuộc họp vào trưa cùng ngày lực lượng chức năng được tăng cường xuống hiện trường cùng xe chỉ huy khảo sát hiện trường vụ cầu ghềnh bị tông sập. Theo đó cảnh sát PCCC và một xe quân đội cũng có mặt tại hiện trường để hỗ trợ công tác tìm kiếm.

Phía hai đầu cầu an ninh phong tỏa nghiêm ngặt.

Anh Dao (32 tuổi) người làm nghề chạy ghe trên sông Đồng Nai cho biết: “ Sau khi nghe một tiếng động lớn, tui thấy sà lan nằm lật úp trên sông, cầu nghiêng vẹo rồi gãy hai nhịp. Lúc đó thấy hai người bơi ngoài sông tui vội vã chạy ghe ra cứu họ vào bờ. Ngay sau nhận được tin báo lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để đưa hai người về phường lấy lời khai ban đầu”.

Một số  ảnh hiện trường:

Anh Dao chạy ghe trên sông. Phía sau anh là cầu Ghềnh bị sập- Ảnh: Thể Trịnh

 

Cầu Ghềnh bị sà lan tông gãy hai nhịp - Ảnh: Thể Trịnh
Cầu Ghềnh gãy làm đứt mạch tuyến đường sắt Bắc- Nam qua đây - Ảnh: Thể Trịnh

Theo lời giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với ông Ba Sơn, tên thật là Nguyễn Thanh Sơn (SN 1933) - người chiến sĩ cách mạng đã nghỉ hưu trí theo chế độ nhà nước. Hiện ông vẫn còn gắn bó với sông nước vùng này.

“Trước kia vào những năm 1903 cầu Ghềnh được xây dựng trên tuyến đường thủy lưu vực sông Đồng Nai đi các tỉnh Miền Tây. Ngày còn kháng chiến, tui theo cách mạng vừa đi học vừa làm nghề chạy ghe trên sông kiếm sống ở khu vực này. Cậu tui người quá cố từng tham gia vào công trình xây dựng cầu Ghềnh cũ. Chiếc cầu “đắc địa” một thưở ngày ấy không những gắn bó với bề dày lịch sử của vùng đất Biên Hòa nói chung mà còn là con đường huyết mạch nối liền Bắc-Nam.

Ông Ba Sơn đang hồi ức lại cầu Ghềnh.

Dầm cầu được xây dựng bê tông, cốt thép khá kiên cố, trải qua hàng trăm năm tuổi vẫn được chính quyền địa phương cho người duy tu sửa chữa. Từng có thời điểm tui đi qua cầu Ghềnh, an ninh siết chặt, hút một điếu thuốc cũng phải qua kiểm soát. Sau vụ tai nạn thảm khốc cách đây 5 năm về trước cho tới nay người dân đã có thêm 2 cây cầu mới đó là cầu Hiệp Hòa và cầu Bửu Hòa góp phần giải tải áp lực giao thông cho người dân khu vực. Cầu Ghềnh vừa bị tông sập hai nhánh khiến tui thấy tiếc, việc sửa chữa lại cầu sau vụ việc ít nhất cũng mất khoảng 5 tháng trời. Tui thấy những thanh sắt từ thời Pháp hiện vẫn còn dẻo dai ở công trình cũ của cây cầu này”- ông Sơn cho biết.

Bình luận (0)

Lên đầu trang