Chuyện tình cổ tích của chàng thương binh cụt chân và cô thôn nữ xinh đẹp

Thứ Năm, 28/05/2015 03:01  | Bài - ảnh: Nguyên Thi

|

(CAO) Đi bộ đội trở về khi đôi chân đã bị cắt đi cụt lủn chỉ còn lại quá nửa, tưởng rằng quảng đời còn lại đối với ông là những ngày tháng khó khăn, vất vả. Nhưng với nghị lực phi thường của người lính cụ Hồ, ông đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình để làm giàu và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.

Ngồi trước chúng tôi ông Đinh Văn Cảnh (SN 1959), thương binh 1/4 ở khối 3 thị trấn Diễn Châu (Nghệ An). Mái tóc đã điểm bạc nửa đầu. Đôi chân dù đã mất đi quá nửa, nhưng trong đôi mắt sâu thẳm ấy vẫn không cảm thấy chạnh lòng vì những mất mát của riêng mình, mà ở ông còn rạng lên niềm tự hào vì những đóng góp rất nhỏ của mình cho đất nước để có như ngày hôm nay. Rót vội cốc nước chè đang nóng hổi mời khách, ông trầm tư nhớ lại quảng thời gian trước đây của cuộc đời.

Ông Đinh Văn Cảnh (SN 1959), thương binh 1/4 ở khối 3 thị trấn Diễn Châu (Nghệ An)

Nghị lực phi thường

Năm 1978 ông Cảnh trúng tuyển vào lực lượng công an vũ trang, sau đó ông được học nghề sửa chữa cơ khí. Sau đợt huấn luyện, ông tham gia bộ đội tình nguyện ở chiến trường Campuchia trong vai trò là trinh sát. Và cũng tại đây, trong lúc đi làm nhiệm vụ ông đã bị dính phải mìn khiến đôi chân bị cắt đi tới đùi. Tưởng rằng không còn khả năng sống sót để trở về quê nhà nữa, nhưng may mắn là được cứu chữa kịp thời cùng với khả năng chịu đựng bền bỉ của người lính trẻ, gan dạ đã giúp ông thoát khỏi lưởi hái tử thần.

“Năm 1983, xuất ngũ trở về địa phương. Nhìn thấy đứa con khi đi lành lặn mà trở về lại trở nên tài phế thế này nên bố mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Tuy nhiên tôi suy nghĩ giờ cứ đau khổ, buông xuôi tất cả thì mình sẻ khổ hơn và bố mẹ cũng sẻ vất vả hơn vì phải chăm sóc cho mình. Vậy nên từ chính những đau thương mất mát đó, vượt qua sự mặc cảm, tự ti của bản thân mình, tôi chấp nhận đương đầu với hiện tại khó khăn phía trước”, ông bồi hồi nhớ lại.

Chính những đau thương mất, ông Cảnh chấp nhận đương đầu với hiện tại khó khăn phía trước

Với chiếc xe lăn do Nhà nước cấp cho, việc đầu tiên phải làm bắt đầu tập làm quen với nó. Bao nhiêu khó khăn dần cũng vượt qua được, rồi dần dần từ chính chiếc xe đó đã giúp ông kiếm kế sinh nhai. Hàng ngày ông dùng chiếc xe để đi ra chợ buôn bán, với đủ thứ nghề miễn sao có tiền để nuôi bố mẹ và các em. Đi nhiều cũng thành quen, nhưng ngồi trên chiếc xe lắc 3 bánh nhiều lúc ông thấy khá bất tiện khi xe đi phải dùng tay lắc vừa mệt mà chậm lại không thể lùi lại được, có hôm gặp mưa cũng không thể lắc đi trú mưa kịp nên bị ốm suốt.

Có chút kiến thức nghề cơ khí khi đi bộ đội, cộng với ý tưởng muốn cải tiến chiếc xe lắc này thành chiếc xe 3 bánh vừa dễ đi lại mà có thể lùi, tiến được một cách dễ dáng bắt đầu hình thành trong đầu.

Ý tưởng thì đã có nhưng để kiếm được chiếc xe gắn máy lúc bấy giờ cũng không phải dễ khi mà số tiền ông đi buôn bán được hàng ngày chẳng đáng là bao, đối với người lành lặn đã khó thì đối với người tàn tật như ông lại khó thêm gấp bội.

“Phải mất đến 3 năm sau, kể từ khi có ý tưởng tôi mới có đủ tiền để mua được các linh kiện của chiếc xe máy cối đời 78 để chế. Lúc đó dù chiếc xe chưa được hình thành nhưng tôi cảm thấy mừng lắm”, Ông cảnh cho biết

Mua được các linh kiệt rồi, ông bắt đầu dàn dựng, lắp ghép, chế tạo thêm các chi tiết. Cứ thế hết lắp vào rồi lại tháo ra, trong khi phải lết đi lết lại trên hai chiếc ghế gỗ khiến hai bắp chân ông tứa máu. Công việc lại phải hàn, khoan, cưa, đục… liên tục khiến ông như kiệt sức dần. Nhưng không nản chí, sau 1 năm trời mày mò cuối cùng chiếc xe gắn máy 3 bánh do ông chế tạo có gắn hộp số lùi đã hoàn thành, khỏi phải nói là niềm vui lớn đến nhường nào.

“Nhiều người khuyết tật không thể đi lại được đã đến tìm tôi nhờ giúp đỡ, có những trường hợp khó khăn tôi chỉ lấy tiền linh kiện, có trường hợp tôi hỗ trợ miễn phí để người ta có phương tiện để kiếm kế sinh nhai. Bản thân mình tuy cũng khuyết tật nhưng còn được hỗ trợ ít nhiều từ Nhà nước nên mình càng phải chia sẻ khó khăn với những người cùng cảnh khó khăn hơn mình nữa. Có những trường hợp tôi còn cho vay vốn để về làm ăn mà không màng chuyện trả lại”, ông thẳng thắn tâm sự.

Và tình yêu không tật nguyền

Những tưởng bất hạnh đã đẩy người đàn ông này sống trong cảnh cô đơn, nhưng may mắn thay, trong một tình tình cờ đi buôn bán ở xã Diễn Phúc cách đó khoảng 1km, ông đã gặp chị Phạm Thị Lai (quê ở xã Diễn Phúc) là vợ ông bây giờ.

Biết được hoàn cảnh của ông, chị Lai đã đem lòng yêu mến, nhưng trước sự tật nguyền của bản thân khiến cho người đàn ông tàn tật không đủ can đảm để bày tỏ thật lòng mình.

Năm 1993 hai người cũng nên nghĩa vợ chồng trong sự cảm phục và chúc phúc của đông đảo anh em làng xóm

“May mắn là gia đình nhà vợ thấy tôi tàn tật như vậy không những không ghét bỏ xa lánh mà càng cảm phục thương mến tôi hơn. Vậy là sau bao nhiêu khó khăn thử thách từ gia đình, lẫn mặc cảm của bản thân. Năm 1993 hai người cũng nên nghĩa vợ chồng trong sự cảm phục và chúc phúc của đông đảo anh em làng xóm”.

Cuộc sống ấm êm hạnh phúc, hai vợ chồng ông sinh được 4 người con, và may mắn hơn nữa đó là các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Cháu lớn sinh năm 1994 giờ đã là sinh viên năm 2 trường Đại học Y Huế.

Không chỉ giỏi nghề cơ khí, tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3 – 5 triệu đồng/tháng/ người. Ông còn giúp vợ điều hành đại lý phân phối bia, nước ngọt cho vùng và các xã huyện lân cận, ông còn đầu tư cả chiếc xe tải để phục vụ cho công việc kinh doanh buôn bán của gia đình mình. Có được như ngày hôm nay đó là những nổ lực rất lớn trước hết từ bản thân ông, bên cạnh đó cũng không thể thiếu công lao to lớn từ người vợ hiền đã đồng hành cùng ông suốt thời gian qua và những đứa con ngoan mà hai vợ chồng có được.

Không chỉ giỏi nghề cơ khí, tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương

Và điều ông tâm niệm hiện nay đó là đề án thành lập “Hội bảo trợ dạy nghề cho người khuyết tật địa phương", cũng như thành lập "Quỹ hội người khuyết tật" để giúp đỡ những trường hợp khó khăn khi cần thiết”. Bởi theo ông nghĩ người khuyết tật đã chịu nhiều thiệt thòi, giúp họ có được cái nghề để kiếm sống đó mới là điều thật sự cần thiết.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội CCB Diễn Châu cho biết: “Ông Cảnh là một cựu chiến binh gương mẫu, điển hình cho cho những người lính Cụ Hồ không chịu đầu hàng trước số phận. Ông đã giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn được vay vốn làm ăn hay hỗ trợ làm xe máy giúp họ có phương tiện đi lại đê kiếm kế mưu sinh. Ông ấy là tấm gương sáng về tinh thần và nghị lực để mọi người noi theo”.

Với những nổ lực của bản thân để vươn lên khó khăn trong cuộc sống cũng như vươn lên khó khăn trong cuộc sống, năm 2008 ông được vinh dự nhận bằng khen của Bộ LĐ – TB & XH dành cho đối tượng chính sách khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động, học tập và công tác.

Bình luận (0)

Lên đầu trang