(CAO) Từ chục con gà Đông Tảo mua về, anh Nguyễn Văn Nam đã nuôi thành công và mở trang trại nuôi loại gà quý hiếm này. Anh là người đầu tiên đưa “vua gà” có mặt trên cao nguyên Di Linh.
Khởi nghiệp từ chục con gà Đông Tảo được ông nội mua về từ Hưng Yên, với số tiền năm triệu đồng, anh Nguyễn Văn Nam (30 tuổi) ngụ thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã cho xây dựng chuồng trại, trở thành người nuôi thành công gà Đông Tảo đầu tiên tại đây.
Chỉ học hết lớp hai, nhưng với niềm đam mê, ý chí vươn lên thoát nghèo, ngoài việc đầu tư trồng cây cà phê, anh Nam đã tự mài mò, tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc loại gà Đông Tảo.
Anh Nam và cặp gà Đông Tảo - Ảnh: Kim Đồng
Anh Nguyễn Văn Nam cho biết: “ tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) tôi là người đầu tiên nuôi giống gà này nên gặp khá nhiều khó khăn, không biết chúng có thích nghi được với khí hậu nơi đây không?. Tôi đã tự mài mò, tìm hiểu thông tin cách làm chuồng trại, chăm sóc… cũng may giống gà này có sức đề kháng tốt chỉ cần cho ăn điều độ, chuồng trại sạch sẽ là nuôi được. Đặt được kết quả như hiện nay tôi vui lắm!”.
Những chú gà Đông Tảo khỏe mạnh là thành quả của anh Nam sau bao ngày mài mò tìm cách nuôi dưỡng thích hợp - Ảnh: Kim Đồng
Hiện nay, chỉ sau hai năm chăm nuôi, trại nuôi gà Đông Tảo của anh được nhiều biết đến. Trại có trên 15 con trống đã trưởng thành, có con bán với giá lên đến 10 triệu đồng, khoảng 30 con mái và hơn 100 con giống.
Ngoài nuôi gà Đông Tảo, anh Nam còn nuôi thêm gà rừng, gà Thái.Đối với anh đây là bước đầu của sự thành công, giúp anh sớm thoát nghèo. Gia đình anh Nam là hộ dân đầu tiên đưa “vua gà” có mặt trên mảnh đất Lâm Hà (Lâm Đồng).
Mô hình nuôi gà Đông Tảo của anh Nam ở Lâm Hà là điểm sáng chăn nuôi trên mảnh đất cao nguyên
Từ xa xưa giống gà làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) được người dân coi là giống gà quý, hàng năm đều được dùng làm đồ cúng tiến cho vua chúa. Hiện nay giống gà này được coi là quý hiếm và đang được nhà nước bảo tồn nguồn gen nhằm duy trì và phát triển giống gà quý này.
Clip Đưa gà Đông Tảo lên cao nguyên