(CAO) Trước nhận định “các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu”, tỉnh Bình Thuận đã và đang nỗ lực để đề ra các giải pháp, đặt mục tiêu cụ thể hơn để phát triển du lịch theo hướng bền vững, dài hạn.
Tiềm năng lớn để phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Bình Thuận sở hữu nhiều nét đẹp của tự nhiên với bờ biển dài, cát mịn và khí hậu thuận lợi cho du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thể thao biển. Rất nhiều thắng cảnh đẹp của Bình Thuận cũng khiến du khách mê mẩn khi tới tham quan như Hòn Rơm, đảo Phú Quý, Gành Son, Giếng Tiên…
Đặc biệt nhiều dự báo cho rằng, thị trường du lịch tại đây sẽ có nhiều chuyển biến rõ rệt khi sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư dự kiến trên 10.000 tỷ đồng đi vào vận hành. Tuyến cao tốc Bắc – Nam (phía Đông) qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có chiều dài 160,3 km cũng đã được phê duyệt để triển khai, theo đó, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết 100,8 km và Phan Thiết – Dầu Giây 47,5 km sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ các tỉnh thành phố lớn về Bình Thuận.
Bình Thuận có nhiều tiềm năng để phát triển
bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
Theo quy hoạch, Khu du lịch quốc gia Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) sẽ phát triển trở thành điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, đưa Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hướng đến mục tiêu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu
Bên cạnh các ưu thế về tự nhiên, cần nhìn nhận thực tế rằng, sản phẩm du lịch của Việt Nam còn khá đơn điệu. Đối với riêng Bình Thuận, số lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao còn khá khiêm tốn, mới khoảng 3.000 phòng… chứ chưa nói đến các dịch vụ, tiện ích đi kèm để gia tăng giá trị từ khách du lịch.
Theo định hướng của tỉnh, sản phẩm du lịch chủ đạo sẽ là du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển. Các sản phẩm quan trọng như du lịch khai thác đặc trưng văn hóa địa phương); du lịch làng chài; và các sản phẩm hỗ trợ gồm các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, vui chơi giải trí công nghệ cao, mua sắm các sản vật, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ…
Chính sự cầu thị và quyết tâm thúc đẩy du lịch của tỉnh Bình Thuận đã tạo niềm tin và đang hút được khá nhiều các nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản uy tín đến phát triển các dự án tầm cỡ, tiêu chuẩn quốc tế với hàng loạt các dịch vụ, tiện ích đi kèm.
Mới đây, Tập đoàn Novaland, Tập đoàn tư vấn hàng đầu trên thế giới – McKinsey&Company (McKinsey) phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển du lịch nhằm đưa Bình Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Được biết, McKinsey là công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ được thành lập vào năm 1926 và hiện là đơn vị tư vấn chiến lược cho chính phủ của nhiều quốc gia cũng như các tập đoàn và các tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Đồng thời, đồng hành cùng chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh, Novaland đã và đang trình làng nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn và tập trung. Cuối năm 2018, Novaland giới thiệu dự án NovaHills Mũi Né với hơn 600 biệt thự cao cấp.
Tập đoàn cũng vừa ra mắt dự án Đại đô thị du lịch nghỉ dưỡng giải trí và thể dục thể thao NovaWorld Phan Thiết (xã Tiến Thành, Phan Thiết, Bình Thuận). Quy mô dự án lên đến gần 1.000ha.
Phối cảnh tổng thể Dự án NovaWorld Phan Thiết
Dự kiến khi đi vào vận hành, NovaWorld Phan Thiết sẽ bao gồm chuỗi tiện ích giải trí - nghỉ dưỡng - thể dục thể thao đẳng cấp quốc tế, như: Khu phức hợp thể dục thể thao khoảng 220ha với điểm nhấn là cụm sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, dự kiến đăng cai tổ chức thi đấu các giải PGA Tour (Hội Gôn thủ chuyên nghiệp), khu thi đấu thể thao trong nhà, sân vận động…; khoảng 16 ha công viên bãi biển với Ocean Lagoon (bãi biển chắn sóng), quảng trường sân khấu ngoài trời colesseum…; khu đô thị theo chủ đề Làng thế giới; Con đường di sản hội tụ tinh hoa ẩm thực, nông sản đến từ Khánh Hòa- Bình Thuận- Lâm Đồng; Trung tâm chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ quốc tế; cụm khách sạn 3-5 sao, cụm khách sạn Boutique, resort…
Chuỗi dự án Novaland cũng sẽ kéo theo nhiều thương hiệu quản lý vận hành quốc tế về với Bình Thuận (như Tập đoàn Accor Hotels, Tập đoàn Minor Hotels…)
Đồng thời, Novaland cũng đã phối hợp với Đại học Phan Thiết trong việc định hướng chương trình, phương pháp đào tạo trong các ngành du lịch, quản lý khách sạn … nhằm đảm bảo sinh viên được trang bị các kỹ năng sát với thực tiễn, nâng cao năng lực để đáp ứng tiêu chuẩn của các đơn vị vận hành quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như ngành dịch vụ du lịch địa phương về lâu dài.
Bằng cách phát huy tối đa các thế mạnh du lịch của tỉnh Bình Thuận, cộng hưởng với sự hợp lực của nhiều tổ chức xã hội uy tín, kỳ vọng Bình Thuận sẽ sớm có chiến lược phát triển theo chiều sâu, và đủ sức chinh phục những kế hoạch phát triển du lịch bền vững đã đề ra.