Theo ông Hiền, ở phần thứ nhất công bố trước đây mới chỉ đề cập đến cải tiến hệ thống phụ âm theo đúng nguyên tắc "mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm chỉ có một chữ cái biểu đạt".
Trong phần thứ hai, PGS.TS Bùi Hiền hoàn thiện nghiên cứu về nguyên âm của tiếng Việt.
“Trong phần 2 này chúng tôi tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm của tiếng Việt (Hà Nội) để từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc: 1 âm vị - 1 chữ cái", ông cho biết.
PGS.TS Bùi Hiền. Ảnh: Báo NLĐ
Cụ thể, có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là: Số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng; nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết tiếng Việt.
Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội. Theo PGS.TS Bùi Hiền, toàn bảng chữ cái (âm vị) tiếng Việt (thủ đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị.
Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c. Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: c (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).
Toàn bảng chữ cái (âm vị) tiếng Việt (thủ đô Hà Nội) gồm 33 đơn vị của PGS.TS Bùi Hiền
Theo PGS Hiền, việc ông nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi.
Trước đó, PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt với "giáo dục" thành "záo zụk", "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt".
Đề xuất này của PGS.TS Bùi Hiền được nêu trong bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế thuộc cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tập 1, dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9.
PGS Hiền kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z.
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế nên trong bản trên tạm thời dùng kí tự ghép N' để biểu đạt.
Theo phương án đề xuất cải cách tiếng Việt (cả hai phần) của PGS.TS Bùi Hiền, thì điều 7 của Luật Giáo dục được viết "cải tiến" như sau:
LUẬT ZÁO ZỤK
Diều 7. Wôn wữ zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák; zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số; zạy woại wữ.
1.Tiếw Việt là wôn wữ cính qứk zùw cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Kăn kứ vào mụk tiêu záo zụk và yêu kầu kụ qể về nội zuw záo zụk, Qủ tướw cính fủ kuy dịnh việk zạy và họk bằw tiếw nướk woài cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák.
2. NHà nướk tạo diều kiện dể wười zân tộk qiểu số dượk họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk mình nhằm zữ zìn và fát huy bản sắk văn hoá zân tộk, zúp co họk sinh wười zân tộk qiểu số zễ zàw tiếp qu kiến qứk xi họk tập cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák. Việk zạy và họk tiếw nói, cữ viết kủa zân tộk qiểu số dượk qựk hiện qeo kuy dịnh kủa Cính fủ.
3.Woại wữ kuy dịnh cow cươw cình záo zụk là wôn wữ dượk sử zụw fổ biến cow zao zịk kuốk tế . Việk tổ cứk zạy woại wữ cow nhà cườw và kơ sở záo zụk xák kần dảm bảo dể wười họk liên tụk và kó hiệu kuả.