(CAO) Hơn chục năm qua, chất lượng xe lắp ráp trong nước vẫn không thể so sánh với xe nhập khẩu. Trong khi đó, hàng loạt xe nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia liên tục được đưa về phân phối; các hãng xe trong nước phải đồng loạt tăng thêm ưu đãi, giảm giá mới đủ sức cạnh tranh.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ô tô lắp ráp trong nước cần cơ chế ưu đãi, khuyến khích sản xuất
Sau khi hàng loạt những xe nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á được đưa về phân phối, Bộ Công thương đã có buổi họp với 20 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, phân phối ô tô tại thị trường Việt Nam. Vấn đề ‘tiếp tục lắp ráp xe hay nhập khẩu’ đã được những hãng xe tên tuổi như Toyota, Ford, Honda đưa ra thảo luận; tuy nhiên theo góc nhìn tổng quan, các hãng đều cắt giảm lượng xe lắp ráp trong nước chỉ duy trì sản xuất 2-3 mẫu xe bán chạy, còn lại các dòng sản phẩm mới thay bằng xe nhập khẩu.
Mặc dù là xe lắp ráp trong nước nhưng cơ chế chính sách đắt hơn 20% so với xe nhập từ Thái Lan, Ấn Độ hoặc Indonesia; chính điều này đã khiến xe lắp trong nước không đủ sức cạnh tranh với xe nhập khẩu.
(CAO) Nhằm đảm bảo thị trường kinh doanh lành mạnh, chống gian lận thương mại trong lĩnh vực công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Theo Tổng Giám đốc Ford Việt Nam – Phạm Văn Dũng, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam ngoài nhập phụ tùng, linh kiện từ các nước khu vực ASEAN thì động cơ, hộp số vẫn phải nhập từ nước khác; các linh kiện này phải chịu thuế nhập khẩu 20-30% chứ không được ưu đãi thuế quan. Trong khi đó, các nước Thái Lan, Indonesia các linh kiện trên vẫn phải nhập khẩu để lắp ráp nhưng đối với hãng nào có tỷ lệ nội địa hóa 40% sẽ được hưởng thuế suất là 0%.
Đồng quan điểm, Chủ tịch ô tô Trường Hải – Trần Bá Dương nhận định,nếu thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc về 0% trong khi thuế nhập xe CKD (xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu - PV) lại 17-25% cộng chi phí lắp ráp, thì các nhà sản xuất. lắp ráp trong nước sẽ gặp khó khăn.
“Hiện chiếc Toyota Fortuner nhập khẩu từ Indonesia về phải đóng thuế 30%, thuế nhập khẩu linh kiện từ ASEAN chỉ 5%, nhưng họ vẫn chọn nhập khẩu nguyên chiếc. Đến năm 2018, tỷ lệ nội địa hóa và thị trường sản xuất xe tại Thái Lan, Indonesia vẫn rẻ hơn Việt Nam khoảng 20%”, ông Trần Bá Dương dẫn chứng.
Chính bởi yếu tố về thuế, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đều mong muốn Bộ Công thương có một cơ chế chính sách khác ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu phụ tùng và ô tô nguyên chiếc để tiếp tục sản xuất tại Việt Nam.
Tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhập khẩu xe
Với mong muốn Công nghiệp ô tô trong nước phát triển, Bộ Công thương đã gợi ý những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam; cụ thể là về hàng rào hạn chế xe nhập khẩu. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế việc làm này có quá trễ!?
Tại Diễn đàn Tăng cường hợp tác Công nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, các chuyên gia kinh tế trong nước đã đưa vấn đề này ra thảo luận cùng chuyên gia Nhật Bản.
Theo đó, các dòng ô tô thế giới thay đổi nhanh sản phẩm và công nghệ mới liên tục được ra đời nhưng tại Việt Nam, thị trường ô tô vẫn sử dụng xe thế hệ cũ, loại xe cũ. Nếu ưu đãi để các xe lắp ráp trong nước phát triển thì trong khoảng 15-20 năm, xe do Việt Nam lắp ráp có còn phù hợp và sản phẩm sẽ xuất đi nước nào!?
Trên thực tế để giữ chân các hãng sản xuất, lắp ráp xe trong nước thì ngoài ưu đãi cụ thể, đặc thù thì các doanh nghiệp phải làm công nghiệp phụ trợ.
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Trong cuộc họp giữa Bộ Công thương và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, lãnh đạo Bộ đã nhắc về trách nhiệm các nhà sản xuất đầu tư tại Việt Nam nhưng tỷ lệ nội địa hóa và các thông số khác đều không đạt. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nhận định ‘Đã đúng với cam kết từ trước đến nay chưa, thời gian tới chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này; đó vừa là quyền lợi và trách nhiệm của các nhà đầu tư’.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xe, năm 2018 chỉ còn tính bằng tháng, đồng nghĩa các hãng xe sẽ tiếp tục phân vân trong việc ‘lắp ráp hay nhập khẩu’. Tuy nhiên khi Thông tư 20 năm 2011 ra đời với những điều kiện nhập khẩu xe đã phần nào giúp hãng xe nước ngoài có quyền áp đặt đơn vị phân phối thông qua giấy ủy quyền chính hãng. Điều này đã nâng quyền các hãng cho hoặc không cho doanh nghiệp tham gia nhập khẩu xe.
“Thay vì Bộ Công thương họp bàn đưa ra các cơ chế ưu đãi tạo điều kiện cho các hãng xe nước ngoài nhập thì tại sao Bộ không tính đến việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nhập khẩu xe. Nhà nước vừa có thêm nguồn thu bên vững từ các khoản thuế và các hãng sẽ cạnh tranh nhau công bằng hơn”, một doanh nghiệp kinh doanh xe tại TP.HCM đánh giá.