Các nhà nhập khẩu ô tô cần thị trường kinh doanh lành mạnh

Thứ Ba, 01/11/2016 16:23  | Hoàng Sơn

|

(CAO) Nhằm đảm bảo thị trường kinh doanh lành mạnh, chống gian lận thương mại trong lĩnh vực công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

VIMS 2016 -  được đánh giá là triển lãm quy mô nhất trong lĩnh vực công nghiệp ô tô Việt Nam

Vừa qua, Hội thảo do Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng (VIVA), các doanh nghiệp tham gia triển lãm, đại diện Tổng cục Hải Quan, Cục Đăng kiểm,… tổ chức.

Buổi trao đổi xoay quanh các vấn đề về “Thuận lợi và thách thức của ngành kinh doanh và sản xuất ô tô trong bối cảnh hướng đến cạnh tranh tự do và vấn đề đặt ra về vai điều tiết của nhà nước”, nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và chống gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất ô tô tại Việt Nam.

“Cuộc chơi” không dành cho người kinh doanh chụp giựt
 

Ngoài ra, đây cũng là dịp để các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp đánh giá việc sản xuất, nhập khẩu ô tô trong thời gian qua và trong 9 tháng đầu năm 2016. Song song đó, đề xuất về chính sách thay thế cho Thông tư 20/2011 – Bộ Công thương, tạo nên thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Buổi hội thảo về các vấn đề liên quan đến xe nhập khẩu được diễn ra trong khuôn khổ VIMS 2016

Tổng Giám đốc nhà phân phối Audi Việt Nam – ông Trần Tấn Trung kiến nghị, cần áp dụng các giải pháp công bố về phụ tùng, linh kiện của xe nhập khẩu để áp giá tính thuế nhập khẩu và yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp tài liệu Vehicle Data (thông số kỹ thuật xe).

“Một chiếc xe cùng mẫu mã nhưng option (phụ kiện kèm theo) có thể đẩy giá chiếc xe lên khá cao. Ví dụ mẫu Roll-Royce có giá bán 200.000 USD nhưng khi lắp thêm các phụ kiện kèm theo, giá trị chiếc xe có thể lên đến 700.000 USD”, ông Trần Tấn Trung - Tổng giám đốc nhà phân phối Audi Việt Nam, nhận định.

Theo ông Trung, những tài liệu này được cung cấp dễ dàng, minh bạch; việc truy xuất thực hiện từ bất cứ đại lý chính thức nào của các hãng trên thế giới. Các chi tiết phụ tùng, linh kiện,.. đã được nhà máy liệt kê đầy đủ vào tờ kê này và đi kèm theo là mỗi số VIN – số hiệu nhận dạng xe tương ứng. Từ đó, Hải Quan có cơ sở giám sát nhà máy nhập khẩu, áp thuế chính xác theo đơn giá đã công bố nhà sản xuất.

Trưởng phòng Giám quản hàng hóa Xuất khẩu thương mại (Tổng Cục Hải Quan) – ông Nguyễn Quang Sơn trả lời vấn đề này, Hải Quan đã áp dụng giải pháp này và kiến nghị các hãng ô tô nên cập nhật thường xuyên (hàng tháng) về biểu giá linh kiện, phụ tùng chính hãng để đưa vào cơ sở dữ liệu tính thuế.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Tô AnTrưởng phòng Chất lượng xe cơ giới và ông Trần Hoàng PhongĐội trưởng Đội kiểm tra chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) đề nghị các hãng nên công khai tài liệu Vehicle Data lên các trang tìm kiếm và chủ động cung cấp cho các cơ quan chức năng các tài liệu.

Sơ đồ nhập khẩu ô tô do ông Trần Tấn Trung nghiên cứu

Theo ông Trung nghiên cứu và nhận định, con đường để đưa ô tô đến với người tiêu dùng có 5 cách. Con đường ngắn nhất là nhập khẩu chính hãng hoặc mở nhà máy tại Việt Nam. Các nhà nhập khẩu song song thể không thể nhanh hơn được, trừ trường hợp có những giải pháp hạ thấp giá trị nhập khẩu.

Ngoài ra, việc chống vi phạm sở hữu trí tuệ, nhãn mác đang diễn ra tràn lan và không thể kiểm soát được. Ông Trung cho rằng đây là vấn đề cạnh tranh bất bình đẳng, tạo nhiều bất lợi cho nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu – phân phối ô tô chính hãng. Cụ thể là việc xây dựng thương hiệu và thị trường tốn rất nhiều chi phí, trong khi người kinh doanh nhỏ lẻ được hưởng lợi.

Tư liệu báo cáo của bà Vũ Thị Ánh HồngTổng biên tập báo Hải Quan, 2 năm liên tiếp tăng mạnh về số lượng và trị giá, trong 9 tháng đầu năm 2016, hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có dấu hiệu chững lại và đi xuống, giảm 7,3% về số lượng xe nhập khẩu và trị giá xe giảm 16,9%.

Toàn cảnh VIMS 2016

Xu hướng giảm là bước đi thận trọng của các nhà nhập khẩu trong tình hình chính sách với nhiều biến động cùng với việc điều chỉnh chính sách thuê của Chính phủ, cụ thể Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu áp dụng với ô tô, bà Hồng nhận định.

Cùng quan điểm, ông Trung cho rằng, việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách thuế. Các hãng buộc phải đưa ra những định hướng phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Thông tư 20 – Bộ Công thương cũng tác động đến thị trường ô tô nhập khẩu, điều này cũng làm các nhà nhập khẩu cẩn trọng hơn.

Chủ tịch VIVA, ông Laurent Genet, Tổng giám đốc Nhà nhập khẩu chính thức Audi chia sẻ, buổi Hội thảo chuyên ngành ô tô trong khuôn khổ triển lãm VIMS 2016 là hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã đem lại nhiều giá trị thực tiễn cho các đơn vị tham gia. Hội thảo với sự tham gia của các doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng và đại diện chính phủ đã cho thấy trách nhiệm của hai phía trong quá trình đảm bảo chất lượng, lợi ích của người tiêu dùng Việt.

Bình luận (0)

Lên đầu trang