Mất ngủ mãn tính: dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ

Thứ Năm, 10/12/2015 09:52

|

Với sự chỉ huy của não bộ, giấc ngủ được xác lập phù hợp nhịp sinh lý của cơ thể. Từ đó, giúp sức khỏe, tinh thần hồi phục và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Do đó, khi giấc ngủ gián đoạn, mất ngủ khiến cơ thể lâm vào hàng loạt các rối loạn và những nguy cơ sức khỏe.

Giấc ngủ gián đoạn gây “nhiễu” cuộc sống

Trong cuộc sống hiện đại, không chỉ người trung niên, cao tuổi mà ngay cả người trẻ (18 - 30 tuổi) cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất ngủ do tác động của các yếu tố như: bệnh tật, môi trường, ánh sáng, tiếng ồn, căng thẳng tâm lý, áp lực cuộc sống…

GS.TS Nguyễn Văn Thông

Người bị mất ngủ thường than phiền khó rơi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc; dễ thức giấc, khó ngủ lại; thức dậy nặng đầu…Dù ở biểu hiện nào, mất ngủ cũng gây những tác động tiêu cực không nhỏ đến người bệnh với hàng loạt các biểu hiện về thể chất và tinh thần bao gồm: mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày; rối loạn tâm trạng và khó khăn về nhận thức.

Theo các nghiên cứu, ngủ ít có thể làm giảm sự tỉnh táo vào ban ngày đến 32%, giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề ảnh hưởng lớn đến sự tập trung, hiệu suất làm việc…

Vì sao nhiều bệnh mãn tính “đe dọa” người mất ngủ?

Qua các nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học nhận thấy: mất ngủ là kết quả của căng thẳng, áp lực quá mức làm tăng sinh gốc tự do.

Độc chất này đặc biệt tấn công mạnh lên não, làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa dẫn đến hẹp lòng động mạch. Từ đó, khiến dòng máu lưu thông chậm và cung lượng máu nuôi não không đảm bảo, gây thiếu máu não dẫn đến các rối loạn cơ thể, điển hình là mất ngủ. Gốc tự do còn cùng lúc tấn công tế bào thần kinh, khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ gặp trục trặc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Nhiều bệnh nhân chia sẻ, họ từng phải “lệ thuộc” thuốc ngủ - an thần hay dùng trà, cà phê, rượu bia thường xuyên để đối phó tạm thời với chứng mất ngủ. Tuy nhiên, các cách can thiệp đi ngược sinh lý cơ thể này vừa không giúp tỉnh táo, phá vỡ chu kỳ thức - ngủ tự nhiên vừa khiến người bệnh càng căng thẳng, stress. Hậu quả là mất ngủ trở thành mãn tính.

Không dừng lại ở những phiền toái hàng ngày, mất ngủ là nguy cơ lớn với sức khỏe, thúc đẩy các vấn đề tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng nhận thức của não bộ, Alzheimer… Công bố mới đây của các nhà khoa học ĐH Y khoa Icahn (Mỹ) cho thấy, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ đột quỵ tăng tới 83% so với nhóm người ngủ đủ 7-8 giờ/đêm.

Khôi phục giấc ngủ tự nhiên bằng cách nào?

Để tìm lại được giấc ngủ ngon sinh lý, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân gây nên mất ngủ do căng thẳng, stress làm tăng sinh và gia tăng hoạt động của các gốc tự do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu não.

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, chăm sóc não và cải thiện mất ngủ

Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do. Bằng công nghệ chiết xuất hiện đại, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.

Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phục chức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh “điều hành” giấc ngủ tự nhiên. Từ đó cải thiện mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Bình luận (0)

Lên đầu trang