Xương khớp “chịu trận” vì thói quen sai

Thứ Hai, 12/12/2016 11:33

|

Có những thói quen hay tư thế chúng ta vẫn thực hiện hàng ngày nhưng lại là “kẻ thù” lớn của xương khớp, khiến xương khớp nhanh hư hại và các cơn đau nhức trở nên nặng nề hơn, đặc biệt khi trời trở lạnh. Vậy đâu là những tư thế sai cần tránh và những khớp xương nào dễ “lãnh đòn” trong mùa này?

Điểm mặt thói quen, tư thế sai khiến khớp “biểu tình”

Những thói quen hay tư thế sai làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau khớp hoặc khiến các cơn đau nhức đang có trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngồi xổm: Gây áp lực nhiều và đau nhức khớp gối, dễ nhận thấy là khi đứng lên ngồi xuống hoặc đi cầu thang phát ra tiếng kêu lọc cọc, nhiều người đau đớn đến mức không thể co duỗi được. Tư thế này khiến khớp gối vốn đã dễ hư tổn càng nhanh thoái hóa.
Quay, gập người và khom lưng: Các thói quen như quay người sang 2 bên quá nhanh và mạnh, cúi khom người xuống quá thấp để khiêng vật nặng lên… sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống lưng, cơn đau trở nên nặng hơn, thậm chí làm lệch các đốt sống, lâu ngày gây thoát vị đĩa đệm, đau nhức dữ dội.

Ngồi, nằm sai tư thế: Khiến đầu phải nghiêng sang một bên hay cúi xuống, ngửa ra sau quá nhiều, gây mỏi, đau cột sống cổ, thậm chí cơn đau lan xuống vai và cánh tay. Thời gian dài, thói quen này có thể khiến đốt sống cổ nhanh thoái hóa, mọc gai xương làm cơn đau càng nghiêm trọng.

Bẻ tay: Nhiều người có thói quen bẻ tay kêu “rắc rắc” mà chưa biết thói quen này gây đau nhức hoặc tăng nặng các cơn đau khớp ngón tay, suy giảm sức cầm nắm của tay, cản trở sinh hoạt và làm việc.

Sợ vận động: Thời tiết lạnh, nhiều người ngại cử động dù là cử động nhẹ nhàng, vừa sức, nhưng điều này dễ gây cứng khớp và đau hơn, nhất là khớp gối và các khớp ngón tay.

Mang vác nặng: Gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là những khớp lớn như khớp gối, cột sống, cổ…, khiến các khớp nhanh hư tổn và thoái hóa.

Theo các chuyên gia, vận động sai tư thế tác động xấu tới xương khớp, khiến sụn và xương dưới sụn tổn thương, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp, đồng thời làm xuất hiện các cơn đau nhức, vận động khó khăn. Những triệu chứng này tăng nặng khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động sống của người bệnh. Thống kê cho thấy, xương khớp đau nhức khiến 60% trường hợp bị hạn chế đi lại và vận động, 46% giảm khả năng lao động, thậm chí hạn chế chức năng tình dục…

Bảo vệ xương khớp hiệu quả, an toàn trong mùa lạnh

Mỗi người cần chủ động chăm sóc khớp một cách khoa học để phòng ngừa và giảm thiểu các cơn đau. Lời khuyên từ các chuyên gia là người bệnh cần mặc đủ ấm, tránh đi mưa, ăn uống đủ chất. Người làm văn phòng cần ngồi thẳng lưng và ghế có gối tựa lưng, các bà nội trợ ngồi ghế thấp khi nhặt rau hay rửa bát, vận động nhẹ nhàng sau 30 phút ngồi tĩnh tại, không gù lưng, không đột ngột quay sang hai bên, không bẻ khớp tay hay xoay khớp cổ, tránh mang vác nặng…

Tuy nhiên, dù có bảo vệ khớp đúng cách thì sau tuổi 30 tuổi sụn khớp và xương dưới sụn cũng rất dễ thoái hóa do lão hóa tự nhiên. Vì vậy, cần bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt để chăm sóc, nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, phòng tránh các cơn đau nhức khi trời lạnh.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh dưỡng chất PEPTAN giúp bảo vệ tối ưu sụn và xương dưới sụn. Nhờ đặc tính sinh học cao, 90% thành phần PEPTAN được hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi sử dụng, kích thích tế bào sụn sản xuất các thành phần cơ bản của sụn khớp, làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen và 3,6 lần lượng Aggrecan. Đồng thời, PEPTAN kích thích các tế bào tăng sản sinh xương và phục hồi mật độ khoáng chất, tăng sức bền của xương.

Từ công dụng bảo toàn sụn và xương dưới sụn, PEPTAN giúp giảm đau an toàn, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị tổn thương ở các khớp, làm chậm quá trình thoái hóa. Nhờ đó, người bệnh đảm bảo được sự khỏe mạnh cho xương khớp trước sự thay đổi của thời tiết.

 

Bình luận (0)

Lên đầu trang