Khủng hoảng quan hệ Iran và Saudi-Arabia tăng cao

Thứ Ba, 05/01/2016 08:06  | Bảo Tâm (Pháp)

|

(CAO) Ngoại trưởng Adel al Djoubeir thông báo cắt đứt mọi quan hệ hàng không và mọi quan hệ thương mại với Iran và cấm dân chúng của họ không được đi đến Iran.

Tuy nhiên, ông nói những người Iran đi hành hương ở Mecka và medine thì được tiếp đón, cho nhập cảnh.

Một cuộc chiến bằng ngôn từ đang diễn ra giữa hai nước. Saudi-Arabia cho rằng Iran là nguyên nhân của sự căng thằng và Saudi-Arabia chỉ phản ứng lại thái độ gây hấn của Iran.

Sự căng thẳng mới này tất sẽ có hậu quả lên việc thương lượng tìm kiếm hòa bình cho Syrie. Cá nhân tổng thống Bachar al-Assad thuộc trường phái đạo Hổi alaouite, gần gũi với trường phái chiite. Iran ủng hộ Al-Assad trong khi Saudi-Arabia ủng hộ lực lượng chống đối Al-Assad.

Sự khác biệt giữa hai giáo phái Sunnite và Chiite (viết theo tiếng Pháp) có từ khi Đức Giáo Chủ Hồi giáo Mahomet qua đời vào năm 632.

Trường phái Chiite cho rằng người thừa kế là Ali, con rể và là con tinh thần của Đức Giáo Chủ Hồi giáo Mahomet.

Trong khi đó thì người Sunnite cho rằng người thừa kế là Abou Bakr, một người bình thường, đồng hành của Đức Giáo Chủ Hồi giáo Mahomet.

Trường phái Sunnite thường chiếm số đông so với những cộng đồng người Chiite.

Hiện nay trường phái Sunnite chiếm 85% tổng số người theo đạo Hồi trên thế giới.

Cộng đồng người Hồi giáo Chiite ở rải rác trên nhiều quốc gia như Iran, Iraq, Azerbaidjan, Bahrein, Pakistan, Ấn Độ, Yémen, Afganistan, Saudi-Arabia và Liban.

Ngoài một số khác biệt về quan niệm tôn giáo, hai trường phái nói trên có khác biệt về chính trị: người Sunnite thân Mỹ, (được gọi là Grand Satan, nghĩa là quỷ sa tan khổng lồ) còn người Chiite thì chống Mỹ.

Tại Iraq, kể từ khi chính quyền Saddam Hussein thuộc trường phái Sunnite bị lật đổ thì nhiều bộ tộc người Sunnite tham gia vào hàng ngũ lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng trong ý định thiết lập một vùng lãnh thổ mới nằm giữa hai nước Iraq và Syrie, đó là khu vực phía Bắc của quốc gia Iraq hiện tại với thành phố dầu hỏa Mossoul. Chính quyền và quân đội Irak đang trên đà muốn tái chiếm lại Mossoul, sau khi đã tái chiếm lại được Ramadi.

Bản đồ thế giới với hai trường phái lớn nhất của đạo Hồi: màu xanh nhạt là những nơi dân chúng theo đạo Hồi trường phái sunnite, màu xanh đậm là những nơi có dân chúng theo đạo Hồi trường phái chiite. Nguồn ảnh: Le Monde

Phụ nữ Hồi giáo cũng đi biểu tình tại Teheran phản đối việc hành quyết giáo chủ Chiite Nimr al-Nimr
Phụ nữ Hồi giáo biểu tình tại Bahrain
Phụ nữ Hồi giáo biểu tình đem theo cả trẻ em
Người Hồi giáo biểu tình tại tiểu bang Michigan, Mỹ
Tại Teheran người biểu tình đốt cờ Mỹ và cờ Do Thái
Biểu tình tại Teheran
Tại khu vực Kaschmir thuộc Ấn Độ, cảnh sát dẹp những người biểu tình chống lại việc hành quyết thủ lĩnh Nimr
Người Hồi giáo biểu tình tại Karatschi (Pakistan) chống lại việc hành quyết thủ lĩnh giáo chủ Nimr
Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng biểu tình tại Ankara trước đại sứ quán Saudi-Arabia
Tại Ấn Độ, người Hồi giáo biểu tình tại thành phố Jammu chống lại Saudi- Arabia và đồng minh Mỹ và Do Thái

Bình luận (0)

Lên đầu trang